Danh mục

Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Malthus

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Malthus với vấn đề "tình trạng thừa thải quá mức" hay "cơn khủng hoảng" Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong xã hội, nhưng ông vẫn không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này đang phát triển không đều và ông chính là người đầu tiên nhận thấy được nó đang đối mặt với một vấn đề tái diễn là thị trường đã quá tải và vấn đề những cơn khủng hoảng thừa, tức là xãy ra tình trạng thất nghiệp, sự suy sụp về tài chính,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Malthus Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Malthus với vấn đề 'tình trạng thừa thải quá mức' hay 'cơn khủng hoảng' Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong xã hội, nhưng ông vẫn không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này đang phát triển không đều và ông chính là người đầu tiên nhận thấy được nó đang đối mặt với một vấn đề tái diễn là thị trường đã quá tải và vấn đề những cơn khủng hoảng thừa, tức là xãy ra tình trạng thất nghiệp, sự suy sụp về tài chính, v.v.… Đối với những nhà kinh tế cổ điển cùng thời thì quan điểm này của ông bị xem như một quan điểm lập dị. Như chúng ta đã biết qua với Adam Smith, tầm nhìn của các nhà kinh tế cổ điển chỉ trong phạm vi là thị trường và cơ cấu định giá của nó hoạt động nhằm mang đến sự phân bổ những nguồn tài nguyên và hàng hoá cho xã hội một cách trơn tru dễ dàng. Có thể đây là tình trạng sụp đổ tạm thời hoặc giả chỉ đối với ngành mậu dịch, ví dụ như các nhà sản xuất các sản phẩm may mặc có thể ước lượng nhu cầu về mặt hàng của họ quá mức và do đó tạm thời 'cung cấp quá mức' cho thị trường, nhưng trong trường hợp như vậy người ta sẽ tin rằng mức cung gia tăng liên quan đến mức cầu sẽ làm mức giá giảm xuống và cũng sớm làm cho cung liên kết trở lại với cầu. Hoặc giả, giai đoạn tích luỹ quá nhanh có thể gia tăng mức lương trên mức bình thường, nhưng theo như Smith và Malthus, mức lương gia tăng như thế sớm muộn cũng dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn cung lao động, và từ đó lại đẩy mức lương giảm lại. Jean-Baptiste Say (1767-1832) là người thể hiện rõ tầm nhìn cổ điển này, ông cho rằng thị trường có thể loại bỏ tình trạng khủng hoảng, ông là một nhà kinh tế học người Pháp và rất ngưỡng mộ Adam Smith. Say đưa ra nhiều lập luận về vấn đề này trong chương XV, quyển I của tác phẩm Trait d'economie politique của ông: 'Chú ý rằng một sản phẩm sau khi làm ra sớm muộn cũng được tung ra thị trường mà trong đó đã đầy các sản phẩm khác. Khi nhà sản xuất đó hoàn tất sản phẩm của mình, ông ta chỉ quan tâm đến việc làm sao để bán sản phẩm ra ngoài ngay lập tức để cho nó không bị mất giá nếu bị tồn kho. Ông ta cũng không ít quan tâm đến việc dùng số tiền mà ông ta có để sản xuất ra nó; bởi vì giá trị của đồng tiền cũng sẽ bị giảm. Nhưng cách duy nhất để tiêu thụ số tiền đó là mua món hàng khác. Do vậy chỉ trong trường hợp tạo ra một sản phẩm sẽ lập tức mở ra một lối thoát cho những sản phẩm khác.' Những phát biểu như thế đã phổ biến đến tầm nhìn của thị trường và dẫn đến mọi người thườg xuyên tham khảo cái gọi là 'Quy luật Say', nghĩa là 'mức cung sẽ tự tạo ra mức cầu cho riêng nó' (supply creates its own demand) điều này như một chân lý hiển nhiên về hành vi của nền kinh tế thị trường nói chung -- nếu không phải nằm trong trường đặt biệt. Mặt khác, Malthus xem xét đến thực tiễn vấn đề tư bản chủ nghĩa trong thời của ông ta và thấy được những vấn đề đang nổi cộm lên mà sau này những nhà kinh tế gọi là 'chu kỳ kinh doanh' hay bằng một cái tên ít lạc quan hơn 'những cơn khủng hoảng'. Ông thấy rằng những chu kỳ hay cơn khủng hoảng như thế không có giới hạn trong một thị trường đặc biệt nào cả, cũng như Smith, ông tin rằng nếu chúng xãy ra thường xuyên thì chính những người như công nhân, thương buôn, ngân hàng, v.v.... sẽ phải gánh hậu quả. Ông lập luận rằng dù có phải như vậy hay không thì con người phải nhận thức được sự tồn tại về những gì đang tái diễn trở lại, những gì mà ông gọi là 'khủng hoảng thừa phổ biến' và định nghĩa của nó như sau: 'Khủng hoảng thừa được xem là phổ biến bắt nguồn từ nguồn cung thừa thải quá mức hay do mức cầu giảm đi, một lượng hàng hoá đáng kể bị giảm giá trị xuống thấp hơn cả chi phí cơ bản được bỏ ra để sản xuất ra nó' Quan điểm của Malthus về 'khủng hoảng thừa' gây nên một cuộc tranh luận giữa ông và những người bạn của ông cũng như với nhà kinh tế David Ricardo - đồng nghiệp của ông. Như chúng ta thấy rằng đây không chỉ là vấn đề duy nhất mà ông và Ricardo không có cùng một quan điểm. David Ricardo Trong khi Thomas Malthus giảng dạy tại tại một ngôi trường do một công ty lớn nhất thời đó lập ra, thì David Ricardo (1772-1823) là con của một doanh nhân và chính ông cũng là một doanh nhân giàu có và chơi cổ phiếu. Trong số những nhà kinh tế ít quan tâm đến lịch sử tư duy kinh tế, Ricardo được xem như một nhà kinh tế 'cổ điển' quan trọng xếp thứ hai sau Adam Smith. Sở dĩ ông có danh tiếng như thế một phần bắt nguồn từ những quan điểm có giá trị của ông về những vấn đề quan trọng, nhưng nguyên nhân chính là bắt nguồn từ cách mà ông đưa ra những lý lẽ của mình dưới hình thức những mô hình kinh tế về mặt lý thuyết. Không giống như những bài viết của Smith hay thậnm chí của Malthus, những bài viết của Ricardo được thể hiện tương đối xúc tích ngắn gọn mà không có nhiều minh hoạ bằng những chi tiết lịch sử hay nói lạc hướng sang những vấn đề thứ yếu khác. Trong cuốn Tài sản quốc gia của mình, Smith có nói lướt qua khía cạnh lịch sử con người, thì trong cuốn Những Quy Luật Về Kinh Tế Chính Trị Và Hệ Thống Thuế, Ricardo chỉ tập trung vào vấn đề của mình. Căn cứ vào sự yêu chuộng các mô hình mang tính chính xác của các nhà kinh tế cùng thời, ta dễ dàng thấy được nguồn gốc những gì mà ông ta thường bị ảnh hưởng. Tuy nhiên ngoài những vấn đề về phương pháp luận, thì những điểm nổi bật các tác phẩm của Ricardo chính là nó đã chuyển từ quan điểm của Smith tập trung vào việc làm ra tài sản bằng phương pháp đầu tư và tích luỹ nay chuyển sang một hướng khác là tập trung vào việc phân phối những gì được sản xuất ra. Ricardo đã nêu rõ điều này ngay trong phần mở đầu của quyển Những Quy Luật: Để xác định những quy tắc nào sẽ chi phối đến việc phân phối này phải dựa vào vấn đề chính trong kinh tế chính trị: khi khoa học ...

Tài liệu được xem nhiều: