Danh mục

Kinh tế học vi mô: Co giãn giá của cầu

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.58 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trọng tâm của Chương này là khái niệm độ co giãn (elasticity), một hình thức phản ứng của lượng cầu hoặc lượng cung trước sự thay đổi của một số biến khác. Co giãn giá của cầu (price elasticity of demand) Phương pháp tính sử dụng độ co giãn phổ biến nhất là giá co giãn của cầu, được định nghĩa là:Giá co giãn của cầu là một biện pháp đo độ nhạy của lượng cầu trước thay đổi về giá của hàng hoá. Chú ý là giá co giãn của cầu sẽ luôn được biểu hiện là một số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế học vi mô: Co giãn giá của cầu Kinh tế học vi mô: Co giãn giá của cầuTrọng tâm của Chương này là khái niệm độ co giãn (elasticity), một hình thứcphản ứng của lượng cầu hoặc lượng cung trước sự thay đổi của một số biến khác.Co giãn giá của cầu (price elasticity of demand)Phương pháp tính sử dụng độ co giãn phổ biến nhất là giá co giãn của cầu, đượcđịnh nghĩa là:Giá co giãn của cầu là một biện pháp đo độ nhạy của lượng cầu trước thay đổi vềgiá của hàng hoá. Chú ý là giá co giãn của cầu sẽ luôn được biểu hiện là một sốdương (do giá trị thuần tuý của một số âm luôn là một số dương).Cầu sẽ: • có tính co giãn (elastic) khi Ed > 1 • đơn vị co giãn (unit elastic) khi Ed = 1 • không co giãn (inelastic) khi Ed < 1Khi cầu co giãn, mức giá hàng hoá tăng 1% sẽ khiến lượng cầu giảm hơn 1%. Nếucầu là đơn vị co giãn, lượng cầu sẽ giảm 1% khi giá hàng hoá tăng 1%. Giá tăng1% sẽ khiến lượng cầu giảm mức nhỏ hơn 1% nếu cầu không co giãn.Ví dụ, giả định chúng ta biết giá co giãn của cầu về một hàng hoá cụ thể bằng 2.Trong trường hợp này chúng ta sẽ nói cầu có tính co giãn và biết mức giá tăng lên1% sẽ khiến lượng cầu giảm 2%.Một trường hợp rất cụ thể là về một đường cầu có độ co giãn hoàn hảo (perfectlyelastic), như xuất hiện trong biểu đồ dưới đây. Cầu có độ co giãn hoàn hảo chỉtrong trường hợp đặc biệt khi đường cầu nằm ngang. Độ co giãn trong trường hợpnày là vô định (lưu ý là do mẫu thức của hàm tính độ co giãn bằng 0). Đường cầucó độ co giãn hoàn hảo mà chúng ta có thể thấy rõ nhất là đường cầu của một xínghiệp sản xuất một lượng sản phẩm rất nhỏ trong tổng sản phẩm được sản xuấttrên thị trường. Trong trường hợp này, xí nghiệp này chiếm một phần rất nhỏ nênphải chấp nhận giá đã được thị trường định trước. Chẳng hạn một nông dân khôngcó quyền kiểm soát giá mà nông dân này nhận được khi mang sản phẩm ra bántrên thị trường. Khi nông dân này cung cấp 100 hoặc 200 giạ lúa mì, giá mà nôngdân nhận được cho mỗi giạ là giá của thị trường ngày hôm đó.Ngược lại, một đường cầu thẳng đứng được gọi là đường cầu không co giãn hoànhảo. Ví dụ về một đường cầu như vậy nằm trong biểu đồ dưới đây. Chú ý là giá cogiãn của cầu bằng 0 đối với một đường cầu không co giãn hoàn hảo do % thay đổilượng cầu bằng 0. Trong thực tế, chúng ta không hy vọng thấy đường cầu khôngco giãn hoàn hảo. Với một số mức giá, cầu chất insulin, chất thấm tách, và nhữnghàng hoá khác chẳng hạn như dược phẩm trị bệnh có vẻ gần giống với cầu khôngco giãn hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, khi giá của những hàng hoá này tăng, rút cụcchúng ta cũng hy vọng thấy lượng cầu giảm vì các cá nhân có ngân sách hạn chế.(Không có lọai hàng hoá nào mà nó có đường cầu là không co giãn một cách tuyệtđối, dù nó có quan trọng tới đời sống con người tới đâu. Theo tác giả, thuốc menlà những thứ quan trọng, giá cả tăng, người bệnh vẫn tiêu sài. Nhưng giá cả bị giớihạn bởi đường ngân sách của cá nhân. Các bạn ở VN biết được điều này qua báochí rõ lắm! Vẫn có người chết vì không có tiền đi vào bệnh viện để chửa trị. Mượntiền chửa bệnh, mà suốt cả cuộc đời sau khi hết bệnh không thể trả hết nợ, thì chếtcòn sướng hơn, không lụy con lụy cháu!!!).Những sinh viên thấy độ co giãn lần đầu tiên thường tin là cầu co giãn hơn khiđường cầu thẳng và ít co giãn hơn khi đường cầu cong. Thật không may, nó lạihoàn toàn không đơn giản như vậy … Đặc biệt, nếu chúng ta xem xét trường hợpđường cầu tuyến tính dốc xuống dưới, chúng ta sẽ thấy độ co giãn khác nhau liêntục dọc theo đường cầu. Thực tế là một đơn vị thay đổi về giá luôn khiến một sựthay đổi liên tục về lượng cầu dọc đường cầu tuyến tính (do độ dốc là liên tục).Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm thay đổi lượng cầu với tỷ lệ phần trăm thay đổi giá thayđổi liên tục dọc theo một đường cầu như vậy.Để xem điều này diễn ra như thế nào, cần phải xem xét sự khác biệt giữa một sựthay đổi của một biến và phần trăm thay đổi của biến đó. Giả sử chúng ta xem xétsự khác biệt này bằng cách thảo luận xem phần trăm thay đổi sẽ như thế nào vớimức giá tăng lên 1 đôla. • giá tăng từ 1 đôla lên 2 đôla tượng trưng cho mức giá tăng 100% • giá tăng từ 2 đôla lên 3 đôla tượng trưng cho mức giá tăng 50% • giá tăng từ 3 đôla lên 4 đôla tượng trưng cho mức giá tăng 33% • giá tăng từ 10 đôla lên 11 đôla tượng trương cho mức giá tăng 10%Chú ý là cho dù thậm chí mức giá tăng chỉ 1 đôla trong mỗi trường hợp, phần trămthay đổi trong mức giá trở nên nhỏ hơn khi mức giá bắt đầu lớn hơn. Hãy sử dụngkhái niệm này để giải thích tại sao giá co giãn của cầu lại khác nhau dọc theo mộtđường cầu tuyến tính.Hãy xem xét sự thay đổi về giá và lượng cầu như được minh hoạ dưới đây. Tạiđỉnh của đường cầu, phần trăm thay đổi về số lượng lớn (do mức cầu tương đốithấp) trong khi đó phần trăm thay đổi về giá là nhỏ (do mức giá tương đối cao). Vìvậy, cầu sẽ tương đối co giãn tại đỉnh của đường cầu. Tại đáy của đường cầu, mộtsự thay đổi về lượng cầu giố ...

Tài liệu được xem nhiều: