![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kinh tế học vi mô I: Bài tập và hướng dẫn giải - Phần 2
Số trang: 164
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.67 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của cuốn "Bài tập và hướng dẫn giải Kinh tế học vi mô I" là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình huống thực hành cụ thể trong từng dạng bài tập khác nhau của chương trình Kinh tế học vi mô. Phần 2 của tài liệu gồm 4 chương trình bày: lý thuyết về hành vi của hãng; thị trường cạnh tranh hoàn hảo; thị trường độc quyền thuần túy; thị trường các yếu tố sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế học vi mô I: Bài tập và hướng dẫn giải - Phần 2 Chương 4 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA HÃNG Phần 1 - Mục đích và yêu cầu của chương Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể: - Phân tích và hiểu được các khái niệm về sản xuất, hàm sản xuất,sản xuất trong ngắn hạn, sản xuất trong dài hạn, sản phẩm cận biên, sảnphẩm bình quân,… - Phân biệt được hiệu suất tăng, giảm và cố định theo quy mô. - Biết cách xây dựng các hàm sản xuất trong ngắn hạn và hàm sảnxuất trong dài hạn. - Nắm rõ khái niệm và các đặc trưng của đường đồng phí và đườngđồng lượng. - Phân tích được cách thức hãng lựa chọn các đầu vào tối ưu để tốithiểu hóa chi phí khi sản xuất tại mức sản lượng nhất định. - Phân tích được cách thức hãng lựa chọn các đầu vào tối ưu để tốiđa hóa sản lượng khi hãng sử dụng một mức chi phí nhất định. - Biết được cách xác định lợi nhuận và chứng minh được điều kiệntối đa hóa lợi nhuận của một hãng. 145 Phần 2 - Tóm tắt nội dung lý thuyết4.1. Lý thuyết sản xuất 4.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Sản xuất là một quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, hoặc là sựtạo thành các hàng hoá và dịch vụ từ các yếu tố đầu vào hoặc các nguồnlực như lao động, máy móc và thiết bị sản xuất khác, đất đai, nguyên liệuthô,v.v... - Hàm sản xuất là một biểu (hay bảng hoặc phương trình toán học)biểu diễn lượng sản lượng tối đa có thể sản xuất được từ những yếu tốđầu vào đã được định rõ, với trình độ công nghệ hoặc thủ công hiện có.Hàm sản xuất có dạng: Q = f(X1, X2,… Xn). Chúng ta thường lựa chọnvốn và lao động làm hai yếu tố đầu. Do đó, hàm sản xuất sẽ được biểudiễn là: Q = f(L, K), trong đó L và K lần lượt biểu thị lượng lao động vàvốn được sử dụng trong quá trình sản xuất. - Hiệu quả kỹ thuật đạt được khi tối đa hoá được năng lực sản xuất vớitập hợp các yếu tố đầu vào nhất định. Định nghĩa về hàm sản xuất cho thấycó thể đạt được hiệu quả kỹ thuật vì hàm sản xuất cho lượng sản lượng tốiđa có thể đạt được với bất kỳ tập hợp các yếu tố đầu vào cụ thể nào. - Hiệu quả kinh tế đạt được khi doanh nghiệp sản xuất được lượngsản phẩm nhất định với mức chi phí thấp nhất có thể. - Yếu tố đầu vào cố định là yếu tố có lượng sử dụng không thể thayđổi. Ví dụ, nhà xưởng, máy móc lớn và nhân sự quản lý là các yếu tố đầuvào nhìn chung là không thể nhanh chóng tăng lên hoặc giảm đi. - Yếu tố đầu vào biến đổi là yếu tố đầu vào có mức độ sử dụng có thểthay đổi khá dễ dàng khi cần thay đổi sản lượng. Nhiều loại dịch vụ laođộng cũng như các nguyên liệu thô và gia công nhất định có thể thuộcloại này. 4.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh năng suất của đầu vào Sản phẩm bình quân của lao động (APL) là mức sản phẩm tính bìnhquân cho mỗi đơn vị lao động:146 Q APL = L Sản phẩm bình quân của vốn (APK) là mức sản phẩm tính bình quâncho mỗi đơn vị vốn: Q APK = K Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là mức sản lượng tăng thêmdo sử dụng thêm một đơn vị lao động trong khi tất cả các yếu tố đầu vàokhác cố định. Khi đó: ΔQ MPL = ΔL Sản phẩm cận biên của vốn (MPK) là mức sản lượng tăng thêm do sửdụng thêm một đơn vị vốn trong khi tất cả các yếu tố đầu vào khác cốđịnh. Khi đó: ΔQ MPK = ΔK Mối quan hệ giữa các đường APL và MPL (xem hình 4.1): Khi APL = MPL thì APL lớn nhất. Khi APL > MPL thì khi tăng lao động, APL sẽ giảm tương ứng vớisự gia tăng của lao động. Khi APL < MPL thì khi tăng lao động, APL sẽ tăng lên tương ứngvới sự gia tăng của lao động. Hình 4.1: Mối quan hệ giữa các đường MPL và APL 147 4.1.3. Hàm sản xuất trong ngắn hạn Sản xuất trong ngắn hạn là khoảng thời gian có mức sử dụng mộthoặc một vài yếu tố đầu vào cố định, còn đầu vào khác biến đổi. Trongngắn hạn, để có thể thay đổi sản lượng, phải tiến hành những thay đổi đốivới các yếu tố đầu vào biến đổi. Giả sử coi vốn là yếu tố đầu vào cố địnhvà kết quả là hàm sản xuất trong ngắn hạn sẽ có dạng như sau: (Q = f L, K ) , trong đó dấu gạch ngang trên ký hiệu vốn thể hiện là vốn cốđịnh. Hơn nữa, khi vốn cố định, sản lượng chỉ phụ thuộc vào mức sửdụng lao động, vì vậy hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng đơn giản nhưsau: Q = f (L). Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần: Khi số đơn vị của đầu vàobiến đổi tăng lên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế học vi mô I: Bài tập và hướng dẫn giải - Phần 2 Chương 4 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA HÃNG Phần 1 - Mục đích và yêu cầu của chương Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể: - Phân tích và hiểu được các khái niệm về sản xuất, hàm sản xuất,sản xuất trong ngắn hạn, sản xuất trong dài hạn, sản phẩm cận biên, sảnphẩm bình quân,… - Phân biệt được hiệu suất tăng, giảm và cố định theo quy mô. - Biết cách xây dựng các hàm sản xuất trong ngắn hạn và hàm sảnxuất trong dài hạn. - Nắm rõ khái niệm và các đặc trưng của đường đồng phí và đườngđồng lượng. - Phân tích được cách thức hãng lựa chọn các đầu vào tối ưu để tốithiểu hóa chi phí khi sản xuất tại mức sản lượng nhất định. - Phân tích được cách thức hãng lựa chọn các đầu vào tối ưu để tốiđa hóa sản lượng khi hãng sử dụng một mức chi phí nhất định. - Biết được cách xác định lợi nhuận và chứng minh được điều kiệntối đa hóa lợi nhuận của một hãng. 145 Phần 2 - Tóm tắt nội dung lý thuyết4.1. Lý thuyết sản xuất 4.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Sản xuất là một quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, hoặc là sựtạo thành các hàng hoá và dịch vụ từ các yếu tố đầu vào hoặc các nguồnlực như lao động, máy móc và thiết bị sản xuất khác, đất đai, nguyên liệuthô,v.v... - Hàm sản xuất là một biểu (hay bảng hoặc phương trình toán học)biểu diễn lượng sản lượng tối đa có thể sản xuất được từ những yếu tốđầu vào đã được định rõ, với trình độ công nghệ hoặc thủ công hiện có.Hàm sản xuất có dạng: Q = f(X1, X2,… Xn). Chúng ta thường lựa chọnvốn và lao động làm hai yếu tố đầu. Do đó, hàm sản xuất sẽ được biểudiễn là: Q = f(L, K), trong đó L và K lần lượt biểu thị lượng lao động vàvốn được sử dụng trong quá trình sản xuất. - Hiệu quả kỹ thuật đạt được khi tối đa hoá được năng lực sản xuất vớitập hợp các yếu tố đầu vào nhất định. Định nghĩa về hàm sản xuất cho thấycó thể đạt được hiệu quả kỹ thuật vì hàm sản xuất cho lượng sản lượng tốiđa có thể đạt được với bất kỳ tập hợp các yếu tố đầu vào cụ thể nào. - Hiệu quả kinh tế đạt được khi doanh nghiệp sản xuất được lượngsản phẩm nhất định với mức chi phí thấp nhất có thể. - Yếu tố đầu vào cố định là yếu tố có lượng sử dụng không thể thayđổi. Ví dụ, nhà xưởng, máy móc lớn và nhân sự quản lý là các yếu tố đầuvào nhìn chung là không thể nhanh chóng tăng lên hoặc giảm đi. - Yếu tố đầu vào biến đổi là yếu tố đầu vào có mức độ sử dụng có thểthay đổi khá dễ dàng khi cần thay đổi sản lượng. Nhiều loại dịch vụ laođộng cũng như các nguyên liệu thô và gia công nhất định có thể thuộcloại này. 4.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh năng suất của đầu vào Sản phẩm bình quân của lao động (APL) là mức sản phẩm tính bìnhquân cho mỗi đơn vị lao động:146 Q APL = L Sản phẩm bình quân của vốn (APK) là mức sản phẩm tính bình quâncho mỗi đơn vị vốn: Q APK = K Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là mức sản lượng tăng thêmdo sử dụng thêm một đơn vị lao động trong khi tất cả các yếu tố đầu vàokhác cố định. Khi đó: ΔQ MPL = ΔL Sản phẩm cận biên của vốn (MPK) là mức sản lượng tăng thêm do sửdụng thêm một đơn vị vốn trong khi tất cả các yếu tố đầu vào khác cốđịnh. Khi đó: ΔQ MPK = ΔK Mối quan hệ giữa các đường APL và MPL (xem hình 4.1): Khi APL = MPL thì APL lớn nhất. Khi APL > MPL thì khi tăng lao động, APL sẽ giảm tương ứng vớisự gia tăng của lao động. Khi APL < MPL thì khi tăng lao động, APL sẽ tăng lên tương ứngvới sự gia tăng của lao động. Hình 4.1: Mối quan hệ giữa các đường MPL và APL 147 4.1.3. Hàm sản xuất trong ngắn hạn Sản xuất trong ngắn hạn là khoảng thời gian có mức sử dụng mộthoặc một vài yếu tố đầu vào cố định, còn đầu vào khác biến đổi. Trongngắn hạn, để có thể thay đổi sản lượng, phải tiến hành những thay đổi đốivới các yếu tố đầu vào biến đổi. Giả sử coi vốn là yếu tố đầu vào cố địnhvà kết quả là hàm sản xuất trong ngắn hạn sẽ có dạng như sau: (Q = f L, K ) , trong đó dấu gạch ngang trên ký hiệu vốn thể hiện là vốn cốđịnh. Hơn nữa, khi vốn cố định, sản lượng chỉ phụ thuộc vào mức sửdụng lao động, vì vậy hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng đơn giản nhưsau: Q = f (L). Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần: Khi số đơn vị của đầu vàobiến đổi tăng lên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế học vi mô I Bài tập Kinh tế học vi mô I Hướng dẫn giải Kinh tế học vi mô I Lý thuyết về hành vi của hãng Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường độc quyền thuần túyTài liệu liên quan:
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 161 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học quản lý: Phần 2
198 trang 114 0 0 -
Kinh tế vi mô (Tái bản lần thứ XII): Phần 2
114 trang 43 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô: Phần 2 - TS. Doãn Thị Mai Hương
101 trang 33 0 0 -
Bài giảng môn Cấu trúc thị trường
21 trang 33 0 0 -
Kinh tế học vi mô I: Bài tập và hướng dẫn giải - Phần 1
144 trang 32 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 10 - TS. Giang Thanh Long
13 trang 31 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 2 - Lê Thương
60 trang 29 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học: Chương 5 - Trương Thiên Hòa
24 trang 26 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 7 - TS. Giang Thanh Long
16 trang 25 0 0