Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 9: Tiêu chí đánh giá chính sách môi trường
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 149.36 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để đánh giá tính hiệu quả và thích hợp của một chính sách nhằm giải quyết một vấn đề ô nhiễm môi trường nhất định, điều quan trọng là phải hiểu rõ tập hợp các chỉ tiêu đánh giá chính sách. Những chỉ tiêu sử dụng trong những chương sau để đánh giá chính sách môi trường cụ thể bao gồm: Khả năng đạt được hiệu quả và hiệu quả chi phí trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tính công bằng, khuyến khích tìm kiếm giải pháp tốt hơn, tính hiệu lực, mức độ phù hợp của chính sách với những quan điểm đạo đức. Mời tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 9: Tiêu chí đánh giá chính sách môi trường CHƯƠNG 9 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Có nhiều loại chính sách môi trường khác nhau. Không thể có một chính sách duy nhất phù hợp với tất cả các vấn đề môi trường khác nhau mà thế giới đang đối mặt. Mỗi chính sách đều tiên liệu cách phản ứng của các nhà quản lý và chủ thể gây ô nhiễm. Mỗi loại chính sách có những đặc điểm riêng làm nó thành công trong bối cảnh này nhưng thất bại trong những bối cảnh khác. Để đánh giá tính hiệu quả và thích hợp của một chính sách nhằm giải quyết một vấn đề ô nhiễm môi trường nhất định, điều quan trọng là phải hiểu rõ tập hợp các chỉ tiêu đánh giá chính sách. Những chỉ tiêu sử dụng trong những chương sau để đánh giá chính sách môi trường cụ thể bao gồm: Khả năng đạt được hiệu quả và hiệu quả chi phí trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tính công bằng Khuyến khích tìm kiếm giải pháp tốt hơn Tính hiệu lực Mức độ phù hợp của chính sách với những quan điểm đạo đức. HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHI PHÍ “Hiệu quả” có nghĩa là sự cân bằng giữa chí phí xử lý ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm gây nên. Một chính sách môi trường hiệu quả là chính sách làm cho chúng ta đạt được, hoặc gần đạt được điểm (mức thải hoặc chất lượng môi trường) mà ở đó chi phí giảm ô nhiễm biên bằng mức thiệt hại biên. Để xác định được điểm này ở đâu chúng ta cần biết cả chi phí và thiệt hại. Một cách suy nghĩ về chính sách môi trường là cách tiếp cận chuyển từ tập trung hóa đến phi tập trung hóa. Một chính sách tập trung hóa đòi hỏi cơ quan quản lý chịu trách nhiệm quyết định điều gì cần phải làm. Để đạt được hiệu quả với chính sách tập trung hóa, cơ quan quản lý đảm trách cần phải biết hàm chi phí giảm ô nhiễm biên thích hợp, hàm thiệt hại biên và thực hiện các bước cần thiết để làm cho tình hình tiến tới điểm hai hàm số này bằng nhau. Một chính sách phi tập trung hóa mang đem lại kết quả từ sự tác động qua lại giữa nhiều người ra quyết định, và mỗi cá nhân nhất thiết thực hiện những đánh giá riêng của mình về thực trạng tình hình. Trong phương pháp phi tập trung hóa, sự tác động qua lại giữa các cá nhân nhằm thể hiện thông tin về chi phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên để điều chỉnh tình hình đến điểm chi phí giảm ô nhiễm biên bằng thiệt hại biên. Thông thường chúng ta không thể đo lường một cách chính xác thiệt hại do suy thoái môi trường gây nên. Chính vì vậy khi đó hiệu quả chi phí trở thành tiêu chí đánh giá chính sách chủ yếu. Một chính sách là hiệu quả chi phí nếu nó tạo nên sự cải thiện môi trường tối đa với nguồn lực bỏ ra, nói cách khác, nó cho phép đạt được một mức cải thiện môi trường nào đó với mức chi phí tối thiểu. Để một chính sách là hiệu quả nó cần thiết phải đạt hiệu quả chi phí, nhưng điều ngược lại chưa hẳn là đúng. Một chính sách có thể là hiệu quả chi phí ngay cả khi mục tiêu của nó là không đúng. Giả sử chúng ta quyết định làm sạch sông Lawrence, bất kể lợi ích đạt được là gì. Chúng ta vẫn quan tâm tìm kiếm chính Barry Field & Nancy Olewiler 1 sách để thực hiện được việc đó với chi phí nhỏ nhất. Nhưng để cho một chính sách đạt hiệu quả xã hội, nó không chỉ phải đạt hiệu quả chi phí mà còn phải đảm bảo cân bằng giữa chi phí và lợi ích. Để đạt hiệu quả, dự án làm sạch dòng sông phải đảm bảo cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên. Bên cạnh việc tạo nên sự cải thiện môi trường tối đa với nguồn lực tiêu hao, khả năng của một chính sách đạt được hiệu quả chi phí cũng quan trọng vì một lý do khác nữa. Nếu chương trình là không hiệu quả chi phí, người lập chính sách và nhà quản lý sẽ ra quyết định sử dụng hàm tổng chi phí giảm ô nhiễm cao hơn mức cần thiết, dẫn đến việc đặt mục tiêu về khối lượng giảm thải ít khắt khe hơn. Điều này được thể hiện ở Hình 9-1 về trường hợp thải khí SO2. Với một chính sách không đạt hiệu quả chi phí thì chi phí giảm ô nhiễm biên là đường phía trên, ký hiệu là MAC1, trong khi đó với phương pháp tối thiểu hóa chi phí thì đường chi phí giảm ô nhiễm biên có thể là đường MAC21. Giả sử người quản lý chọn mức thải SO2 mục tiêu là 100.000 tấn. Họ cho rằng tổng chi phí giảm thải là 4,5 triệu đô la vì nhận thấy chí phí giảm thải biên là MAC1.2 Nếu thực hiện chương trình đạt hiệu quả chi phí và chi phí giảm ô nhiễm là MAC2, tổng chi phí giảm thải ở mức 100,000 tấn sẽ là 2,5 triệu đô la. Nói cách khác, người quản lý có thể lựa chọn mức giảm thải cao hơn với cùng một tổng chi phí giảm thải dưới đường MAC1. Trong mọi trường hợp, chính sách đạt hiệu quả chi phí sẽ làm xã hội tốt hơn. Hình 9-1: Một chính sách đạt hiệu quả chi phí tối thiểu hóa tổng chi phí giảm ô nhiễm để đạt được một mức ô nhiễm nhất định MAC1 Mức thải mục tiêu 100 MAC2 50 100 200 Tóm lại, hiệu quả chi phí là tiêu chí chủ yếu khi các nhà quản lý không xác định được đường thiệt hại biên; cho phép tối thiểu chi phí để đạt được một mục tiêu nhất định về chất lượng môi trường; 1 MAC1 có thể cao hơn MAC2 vì một số lý do khác nhau, như sẽ được thảo luận chi tiết trong các chương tiếp theo của phần này. Điểm chính ở đây là khi chính sách là không hiệu quả chi phí, chi phí kiểm soát ô nhiễm sẽ cao hơn mức có thể khi chính sách là hiệu quả chi phí. 2 Tổng chi phí giảm ô nhiễm là diện tích phía dưới đường MAC từ mức thải ban đầu (trong trường hợp này là 200.000 tấn) đến mức thải mục tiêu (100.000 tấn). Barry Field & Nancy Olewiler 2 cho phép xã hội đạt được mức mục tiêu chất lượng môi trường cao hơn chính sách không hiệu quả vì nó tiết kiệm chi phí. Dẫu việc bảo tồn tài nguyên môi trường là cực kỳ quan trọng, tiêu chí hiệu quả và hiệu quả chi phí vẫn là hệ trọng bởi vì nó là một trong những điều mà con người mong muốn đạt được. Những người tán thành thường bị thuyết phục rằng mục tiêu của họ mặc nhiên đáng giá, nhưng thành công phụ thộc vào việc thuyết phục nhiều người rằng chính sách môi trường được thiết kế một cách hiệu quả. Như vậy, nguồn lực cho cải thiện chất lượng môi trường phải được sử dụng theo cách thức cho phép tạo r ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 9: Tiêu chí đánh giá chính sách môi trường CHƯƠNG 9 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Có nhiều loại chính sách môi trường khác nhau. Không thể có một chính sách duy nhất phù hợp với tất cả các vấn đề môi trường khác nhau mà thế giới đang đối mặt. Mỗi chính sách đều tiên liệu cách phản ứng của các nhà quản lý và chủ thể gây ô nhiễm. Mỗi loại chính sách có những đặc điểm riêng làm nó thành công trong bối cảnh này nhưng thất bại trong những bối cảnh khác. Để đánh giá tính hiệu quả và thích hợp của một chính sách nhằm giải quyết một vấn đề ô nhiễm môi trường nhất định, điều quan trọng là phải hiểu rõ tập hợp các chỉ tiêu đánh giá chính sách. Những chỉ tiêu sử dụng trong những chương sau để đánh giá chính sách môi trường cụ thể bao gồm: Khả năng đạt được hiệu quả và hiệu quả chi phí trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tính công bằng Khuyến khích tìm kiếm giải pháp tốt hơn Tính hiệu lực Mức độ phù hợp của chính sách với những quan điểm đạo đức. HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHI PHÍ “Hiệu quả” có nghĩa là sự cân bằng giữa chí phí xử lý ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm gây nên. Một chính sách môi trường hiệu quả là chính sách làm cho chúng ta đạt được, hoặc gần đạt được điểm (mức thải hoặc chất lượng môi trường) mà ở đó chi phí giảm ô nhiễm biên bằng mức thiệt hại biên. Để xác định được điểm này ở đâu chúng ta cần biết cả chi phí và thiệt hại. Một cách suy nghĩ về chính sách môi trường là cách tiếp cận chuyển từ tập trung hóa đến phi tập trung hóa. Một chính sách tập trung hóa đòi hỏi cơ quan quản lý chịu trách nhiệm quyết định điều gì cần phải làm. Để đạt được hiệu quả với chính sách tập trung hóa, cơ quan quản lý đảm trách cần phải biết hàm chi phí giảm ô nhiễm biên thích hợp, hàm thiệt hại biên và thực hiện các bước cần thiết để làm cho tình hình tiến tới điểm hai hàm số này bằng nhau. Một chính sách phi tập trung hóa mang đem lại kết quả từ sự tác động qua lại giữa nhiều người ra quyết định, và mỗi cá nhân nhất thiết thực hiện những đánh giá riêng của mình về thực trạng tình hình. Trong phương pháp phi tập trung hóa, sự tác động qua lại giữa các cá nhân nhằm thể hiện thông tin về chi phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên để điều chỉnh tình hình đến điểm chi phí giảm ô nhiễm biên bằng thiệt hại biên. Thông thường chúng ta không thể đo lường một cách chính xác thiệt hại do suy thoái môi trường gây nên. Chính vì vậy khi đó hiệu quả chi phí trở thành tiêu chí đánh giá chính sách chủ yếu. Một chính sách là hiệu quả chi phí nếu nó tạo nên sự cải thiện môi trường tối đa với nguồn lực bỏ ra, nói cách khác, nó cho phép đạt được một mức cải thiện môi trường nào đó với mức chi phí tối thiểu. Để một chính sách là hiệu quả nó cần thiết phải đạt hiệu quả chi phí, nhưng điều ngược lại chưa hẳn là đúng. Một chính sách có thể là hiệu quả chi phí ngay cả khi mục tiêu của nó là không đúng. Giả sử chúng ta quyết định làm sạch sông Lawrence, bất kể lợi ích đạt được là gì. Chúng ta vẫn quan tâm tìm kiếm chính Barry Field & Nancy Olewiler 1 sách để thực hiện được việc đó với chi phí nhỏ nhất. Nhưng để cho một chính sách đạt hiệu quả xã hội, nó không chỉ phải đạt hiệu quả chi phí mà còn phải đảm bảo cân bằng giữa chi phí và lợi ích. Để đạt hiệu quả, dự án làm sạch dòng sông phải đảm bảo cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên. Bên cạnh việc tạo nên sự cải thiện môi trường tối đa với nguồn lực tiêu hao, khả năng của một chính sách đạt được hiệu quả chi phí cũng quan trọng vì một lý do khác nữa. Nếu chương trình là không hiệu quả chi phí, người lập chính sách và nhà quản lý sẽ ra quyết định sử dụng hàm tổng chi phí giảm ô nhiễm cao hơn mức cần thiết, dẫn đến việc đặt mục tiêu về khối lượng giảm thải ít khắt khe hơn. Điều này được thể hiện ở Hình 9-1 về trường hợp thải khí SO2. Với một chính sách không đạt hiệu quả chi phí thì chi phí giảm ô nhiễm biên là đường phía trên, ký hiệu là MAC1, trong khi đó với phương pháp tối thiểu hóa chi phí thì đường chi phí giảm ô nhiễm biên có thể là đường MAC21. Giả sử người quản lý chọn mức thải SO2 mục tiêu là 100.000 tấn. Họ cho rằng tổng chi phí giảm thải là 4,5 triệu đô la vì nhận thấy chí phí giảm thải biên là MAC1.2 Nếu thực hiện chương trình đạt hiệu quả chi phí và chi phí giảm ô nhiễm là MAC2, tổng chi phí giảm thải ở mức 100,000 tấn sẽ là 2,5 triệu đô la. Nói cách khác, người quản lý có thể lựa chọn mức giảm thải cao hơn với cùng một tổng chi phí giảm thải dưới đường MAC1. Trong mọi trường hợp, chính sách đạt hiệu quả chi phí sẽ làm xã hội tốt hơn. Hình 9-1: Một chính sách đạt hiệu quả chi phí tối thiểu hóa tổng chi phí giảm ô nhiễm để đạt được một mức ô nhiễm nhất định MAC1 Mức thải mục tiêu 100 MAC2 50 100 200 Tóm lại, hiệu quả chi phí là tiêu chí chủ yếu khi các nhà quản lý không xác định được đường thiệt hại biên; cho phép tối thiểu chi phí để đạt được một mục tiêu nhất định về chất lượng môi trường; 1 MAC1 có thể cao hơn MAC2 vì một số lý do khác nhau, như sẽ được thảo luận chi tiết trong các chương tiếp theo của phần này. Điểm chính ở đây là khi chính sách là không hiệu quả chi phí, chi phí kiểm soát ô nhiễm sẽ cao hơn mức có thể khi chính sách là hiệu quả chi phí. 2 Tổng chi phí giảm ô nhiễm là diện tích phía dưới đường MAC từ mức thải ban đầu (trong trường hợp này là 200.000 tấn) đến mức thải mục tiêu (100.000 tấn). Barry Field & Nancy Olewiler 2 cho phép xã hội đạt được mức mục tiêu chất lượng môi trường cao hơn chính sách không hiệu quả vì nó tiết kiệm chi phí. Dẫu việc bảo tồn tài nguyên môi trường là cực kỳ quan trọng, tiêu chí hiệu quả và hiệu quả chi phí vẫn là hệ trọng bởi vì nó là một trong những điều mà con người mong muốn đạt được. Những người tán thành thường bị thuyết phục rằng mục tiêu của họ mặc nhiên đáng giá, nhưng thành công phụ thộc vào việc thuyết phục nhiều người rằng chính sách môi trường được thiết kế một cách hiệu quả. Như vậy, nguồn lực cho cải thiện chất lượng môi trường phải được sử dụng theo cách thức cho phép tạo r ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế môi trường Tiêu chí đánh giá Chính sách môi trường Hiệu quả chi phí Khuyến khích đổi mới Chỉ tiêu đánh giá chính sáchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 135 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 131 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 74 0 0 -
Tiểu luận: Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị
18 trang 74 0 0 -
Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
8 trang 73 0 0 -
Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay
7 trang 55 0 0 -
Giáo trình Quản lý môi trường: Phần II
49 trang 49 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền
48 trang 48 0 0 -
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 48 0 0 -
Tiểu luận: Ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội
16 trang 46 0 0