Danh mục

Kinh tế ngoại thương đàng ngoài thế kỷ XVII – XVIII tiếp cận từ các mặt hàng xuất nhập khẩu

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.19 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử dân tộc trong hai thế kỷ XVII - XVIII không chỉ có sự chia cắt đất nước, chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn mà còn là một giai đoạn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Đối với Đàng Ngoài, chính sách “mở cửa” để tham gia vào hệ thống thương mại châu Á của chính quyền Lê Trịnh đã thu hút các thương nhân phương Đông và phương Tây đến buôn bán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế ngoại thương đàng ngoài thế kỷ XVII – XVIII tiếp cận từ các mặt hàng xuất nhập khẩuKINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII – XVIIITIẾP CẬN TỪ CÁC MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨULÊ THỊ HOÀI THANHTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Lịch sử dân tộc trong hai thế kỷ XVII - XVIII không chỉ có sự chia cắt đấtnước, chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn mà còn là một giai đoạnđánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở cả Đàng Trong lẫnĐàng Ngoài. Đối với Đàng Ngoài, chính sách “mở cửa” để tham gia vào hệ thống thươngmại châu Á của chính quyền Lê Trịnh đã thu hút các thương nhân phương Đông vàphương Tây đến buôn bán. Trong đó, nhân tố quyết định cho sự thành bại của quan hệthương mại giữa Đàng Ngoài với thương nhân ngoại quốc chính là hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa. Do vậy, việc tìm hiểu các mặt hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu củaĐàng Ngoài sẽ góp phần làm sáng tỏ nền kinh tế ngoại thương thế kỷ XVII – XVIII.Từ khóa: kinh tế ngoại thương, đàng ngoài, thế kỷ XVII-XVIII, xuất nhập khẩu1. ĐẶT VẤN ĐỀThế kỷ XVI –XVIII là thời kỳ đất nước có những chuyển biến hết sức đặc biệt trongtiến trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Tính thống nhất đất nước với chếđộ trung ương tập quyền bị phá vỡ, thay vào đó là sự phân chia đất nước thành nhữngchính quyền riêng biệt: chính quyền Bắc triều – Nam triều, tiếp đó là chính quyền vuaLê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đối với chínhquyền Đàng Ngoài, dù đứng chân trên vùng đất có lịch sử lâu đời ở phía Bắc nhưng vuaLê chúa Trịnh cũng phải ra sức xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội một cáchtoàn diện nhất. Trong đó, nền kinh tế ngoại thương phát triển với sự xuất hiện của cácmặt hàng xuất nhập khẩu giữa Đàng Ngoài với thương nhân ngoại quốc không chỉ đánhdấu quá trình dự nhập vào hệ thống thương mại châu Á của chính quyền Lê Trịnh màcòn góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Đàng Ngoài đối với các nước trong khu vực.2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNGNGOÀI THẾ KỶ XVII – XVIIICuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật hàng hải ở châuÂu cùng với nhu cầu về thị trường và nhu cầu khám phá thế giới đã khiến tầm nhìn củacon người không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của mình. Đây chính là động lựctạo nên những đại phát kiến địa lý trong lịch sử nhân loại. Có thể kể đến hành trình tiêubiểu của C.Columbus (1492), Vasco de Gama (1497), F.Magellan (1519 - 1522). Cáccuộc phát kiến địa lý không chỉ cung cấp những kiến thức về địa lý, thiên văn, hàng hải;về những vùng đất mới, con người mới mà còn mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệthương mại, bang giao giữa phương Đông và phương Tây. Sau khi tìm ra con đườngsang Đông Ấn, Tây Ấn, ở thế kỷ XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã khai mở cáctuyến buôn bán quốc tế, hình thành nên một mạng lưới thương mại liên hoàn nối liềnTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 88-95KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII-XVIII...89thương cảng Lisbon với Goa (Ấn Độ), Malacca (Đông Nam Á), Trung Quốc, Nhật Bản.Sang thế kỷ XVII, các nước Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt tham gia vào hệ thống thươngmại này thông qua việc xâm nhập ngày càng sâu và mạnh mẽ vào các quốc gia ở châu Ánhằm tìm kiếm thị trường, nguyên liệu để đáp ứng cho sự phát triển ngày càng cao củachủ nghĩa tư bản.Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dưới tác động của tình hình thế giới cộng vớisự phát triển nội tại của mỗi quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và các nướcĐông Nam Á trên lĩnh vực thương nghiệp, đã hình thành nên một mạng lưới thươngmại với hai trục giao thương chính. Thứ nhất, trục giao thương Bắc – Nam nối liền NhậtBản qua các vùng bờ biển Trung Quốc, Đài Loan xuống các nước Đông Nam Á. Thứhai, trục giao thương Đông – Tây với trạm dừng chân là Ấn Độ. Từ đây các thuyềnbuôn phương Tây qua eo Malacca tới Xiêm, Đại Việt, Trung Quốc, Philippin, NhậtBản. Hoạt động thương mại sôi nổi này đã cuốn hút các quốc gia châu Á, tạo nên bướcphát triển vượt trội trong quan hệ giao thương quốc tế.Ở vào vị trí địa lý chiến lược cùng với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên thiên nhiênvà mặt hàng thủ công nghiệp, Đàng Ngoài (Đại Việt) cũng không nằm ngoài đích đếncủa các thương nhân ngoại quốc. Thêm vào đó, chính sách tương đối cởi mở trong hoạtđộng ngoại thương của vua Lê chúa Trịnh đã thu hút các thương nhân đến buôn bán,trao đổi hàng hóa. Do vậy, Đàng Ngoài đã trở thành điểm trọng yếu trong hệ thốngthương mại châu Á và là một mắt xích hữu cơ trong luồng hải thương quốc tế. Đâychính là bối cảnh lịch sử đưa đến sự khởi sắc của nền kinh tế ngoại thương Đàng Ngoàiở thế kỷ XVII – XVIII.3. CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA ĐÀNG NGOÀI TRONG NỀN KINH TẾNGOẠI THƯƠNG THẾ KỶ XVII - XVIIICùng với những bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, lúc bấy giờ ĐàngNgoài còn mở rộng quan hệ thương mại với các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.Sự hiện diện của lực lượng thương nhân ngoại quốc ở Đàng Ngoài đã phản ánh hoạt độngthương mại sôi nổi và điểm thu hút thương nhân các nước không gì khác chính là hànghóa của Đàng Ngoài. Do vậy, các mặt hàng của Đàng Ngoài trong hai thế kỷ XVII –XVIII không chỉ là sản phẩm trao đổi của nền nội thương mà đã trở thành những thươngphẩm có giá trị trên thị trường. Mặt hàng xuất khẩu của Đàng Ngoài tập trung ở sản vật tựnhiên và hàng thủ công, trong đó có thể kể đến những sản phẩm chính yếu sau:* Tơ lụa: Trồng dâu nuôi tằm và dệt vải lụa là ngành thủ công truyền thống của cư dânĐàng Ngoài. Các làng La Khê, La Cả, La Nội, Vạn Phúc (Sơn Nam), Phùng Xá (SơnTây); phường Nghi Tàm, Thụy Chương (Thăng Long)… là những nơi sản xuất các sảnphẩm tơ lụa nổi tiếng. Đến thế kỷ XVII, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ởtrong nước, tơ lụa Đàng Ngoài còn là mặt hàng có sức hấp dẫn mạnh mẽ các thươngnhân ngoại quốc bởi “người ta có thể trông thấy vô và ...

Tài liệu được xem nhiều: