Danh mục

Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 13      Loại file: doc      Dung lượng: 85.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 5053,99 km, dân số 1.105.494 người, mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 218,7 người/km, nông thôn Thừa thiên Huế chiếm 97% diện tích tự nhiên và hơn 70% dân số toàn tỉnh. Là một tỉnh có địa hình phức tạp, ruộng đất tập trung ko lớn, hậu quả chiến tranh còn khá nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, yếu kém, đời sống thu nhập người dân còn thấp, không đồng đều giữa các vùng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi áp dụng mô hình cơ giới hóa: Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 5053,99 km, dân số 1.105.494 người, mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 218,7 người/km, nông thôn Thừa thiên Huế chiếm 97% diện tích tự nhiên và hơn 70% dân số toàn tỉnh. Là một tỉnh có địa hình phức tạp, ruộng đất tập trung ko lớn, hậu quả chiến tranh còn khá nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, yếu kém, đời sống thu nhập người dân còn thấp, không đồng đều giữa các vùng. Điều kiện khí hậu của các tỉnh miền Trung, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế rất khắc nghiệt ( nắng lắm, mưa nhiều). Về mùa nắng, nhiệt độ môi trường cao, gây hạn hán, tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra mặc dù đã có hệ thống kênh mương thủy lợi cung cấp cho khâu làm đất, tưới cho lúa nhưng chỉ có những vùng ở gần vùng sông, đập nước thì mới được cung cấp nước đầy đủ, còn những vùng khác ở những vị trí cao thì rất bị động về khâu tưới, chủ yếu dựa vào trời mưa. Về mùa mưa, xảy ra tình trạng ngập úng, các hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước của đồng ruộng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ( chi phí sản xuất, sản lượng nông sản, giá trị nông sản phẩm…) Do đó sản xuất nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế mang tính thời vụ. Nông nghiệp của Thừa Thiên Huế đang từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của dịch vụ, du lịch và công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn.Tập quán canh tác ở 1 số vùng còn lạc hậu. Việc xác định cây trồng, vật nuôi chính và loại máy móc cần thiết còn nhiều lúng túng. Sản xuất hàng hóa chưa có quy mô lớn; khả năng cạnh tranh của 1 số sản phẩm còn thấp. Công nghiệp chế biến nông sản, nghành nghề và dịch vụ nông thôn phát triển còn chậm. Đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân 1 số vùng còn thấp. Chậm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới. Nói chung người dân còn có quá nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Theo Niên giám thống kê – Chi cục thống kê tỉnh, diện tích trồng lúa là 51.684 ha, năng suất đạt 45,6 tạ/ha ( hai vụ ) (2004) cần dữ liệu mới Các loại máy và thiết bị đã có của tỉnh hiện nay mới chỉ đáp ứng 1 phần cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, trong đó một số khâu có mức độ cơ giới hóa cao: làm đất chiếm 60- 65% diện tích ( riêng diện tích gieo cây lúa tỷ lệ cơ giới hóa tới 80- 85% ), bơm nước đạt 58% diện tích; vận chuyển đập lúa đạt trên 70%; xay xát lúa gọa trên 95% sản lượng lương thực. Một số khâu như gieo, cấy, gặt lúa chủ yếu là lao động thủ công. Từ những yêu cầu thực tế trên, kết hợp với sự phê duyệt của hội đồng khoa học và công nghệ, khoa Cơ khí - Công nghệ của trường đại học Nông Lâm Huế đã tiến hành thực hiện dự án : “ xây dựng mô hình nông hộ áp dụng mô hình cơ giới hóa trong trồng trọt và sơ chế, bảo quản 1 số nông sản có giá trị kinh tế” tại 1 số địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Trong 3 huyện : Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền thuộc vùng triển khai dự án, khoa Cơ khí - Công nghệ của trường đại học Nông Lâm Huế đã chọn 1 xã trong mỗi huyện để triển khia dự án với lý do : * Là xã có đặc điểm tự nhiên và xã hội điển hình của huyện, có đủ điều kiện để xây dựng mô hình nông hộ. * Là địa bàn có nhu cầu cấp thiết áp dụng cơ giới hóa một số công đoạn trong quá trình sản xuất lúa phổ biến trên địa bàn tỉnh. Các nông hộ có tiềm lực về lao động, đất đai, vốn và phát triển sản xuất.. Dự án đã đầu tư cho mỗi hộ được chọn để thực hiện mô hình cơ giới hóa cây lúa là 50% tổng giá mua các thiết bị mô hình. TT Hạng mục Mã hiệu Số Đơn giá Thành Đầu tư 50% lượng tiền (triệu tổng giá mua (triệu đồng) thiết bị (triệu đồng) đồng) 1 Máy gieo lúa GL-01/L6 01 1,5 1,5 0,75 2 Máy gặt lúa GRH_1.2 01 15,2 15,2 7,6 rải hang 3 Máy sấy lúa SLG-2 01 18,8 18,8 9,4 Tổng 17,75 cộng Theo kết quả điều tra: Khâu gieo lúa: thường thì thời gian gieo cấy của địa phương ở địa bàn triển khai dự án khoảng 10-15 ngày, lúc này mọi công tác thủy lợi như cấp nước đối với mùa hạn và tiêu nước đối với mùa úng đang được triển khai. Thời gian gieo cấy khoảng 10-15 ngày/vụ này còn quy dịnh thời gian thu hoạch ( thời gian gặt ) cũng vậy. Tập tục gieo lúa bằng tay không có công cụ hỗ trợ làm cho nông dân rất vất vả (làm ngày , làm đêm) để kịp thời vụ. gieo lúa bằng tay có nhiều nhược điểm: mật độ gieo không đều, rải trên toàn bộ bề mặt và phụ thuộc người vung hạt giông, tỷ lệ nẩy mầm thấp hơn và tốn kém thóc giống, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lúa ( theo tài liệu trung tâm NC & CG năng lương mới, ĐHNL TPHCM.) Năng suất gieo bằng tay ( 0,05ha/giờ) thấp hơn rất nhiều so với gieo lúa bằng công cụ sạ hàng (0,2- 0,3ha/giờ). Khi sử dụng công cụ sạ hàng, rút ngắn được thời gian gieo, đảm bảo mật độ gieo theo yêu cầu nông học, tiết kiệm được thóc giống, tạo điều kiện tối ưu hóa cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa. Gieo bằng công cụ sạ hàng còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc cũng nhue thu hoạch bằng máy gặt (hàng thằng và đều), tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.khi tính thời vụ đòi hỏi cấp bách thì công cụ gieo sạ hàng càng thể hiện tính ưu việt của nó. Bên cạnh đó, máy gieo sạ hàng không những ...

Tài liệu được xem nhiều: