Kinh tế phát triển - Bài 6: Khoa học - công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế giúp người học hiểu bản chất, đặc điểm của khoa học - công nghệ; vai trò của khoa học - công nghệ với tăng trưởng kinh tế; chiến lược phát triển khoa học - công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế phát triển - Bài 6: Khoa học - công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người BÀI 6: KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Chương VI gồm những nội dung sau: I. Bản chất, đặc điểm của khoa học - công nghệ II. Vai trò của khoa học - công nghệ với tăng trưởng kinh tế III. Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ I. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 1 . Khoa học *Khoa học theo nghĩa rộng bao gồm những đặc trưng: Là một lĩnh vực hoạt động của con người. Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau: kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, quốc phòng-an ninh… trong đó có hoạt động khoa học. Đối tượng nghiên cứu của khoa học là các sự vật, hiện tượng và quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Sở dĩ đối tượng nghiên cứu của khoa học rộng lớn như vậy vì để tồn tại và phát triển, con người phải quan tâm đến chính bản thân mình và tất cả những gì ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của mình. Mục đích của hoạt động khoa học là tìm ra các thuộc tính, tính chất, kết cấu bên trong của mỗi sự vật và mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Những kết quả của hoạt động khoa học là làm tăng hiểu biết của con người về thế giới hiện thực. Những kết quả đó được gọi là tri thức khoa học. Tri thức khoa học là những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và về con người; được thể hiện bằng các phát minh dưới dạng lý thuyết, định lý, định luật, công thức, nguyên tắc… *Theo nghĩa hẹp, khoa học là hệ thống tri thức về các sự vật, hiện tượng và quá trình của tự nhiên, xã hội và con người. Khoa học sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: thống kê, thực nghiệm, phân tích, tổng hợp… Kinh tế phát triển - Bài 6 Trang 1 Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Sự phát triển của khoa học dẫn đến sự hình thành các ngành, chuyên ngành khoa học. Sự phát triển của khoa học làm cho con người tích luỹ được nhiều tri thức khoa học. Khoa học được phân chia thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên bao gồm các ngành khoa học nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên. Đó là các ngành khoa học như: toán học, lý học, hoá học, sinh học... Khoa học xã hội bao gồm các ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng và quá trình xã hội. Đó là các ngành như: kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, luật học... 2. Công nghệ *Có những quan niệm khác nhau về công nghệ. UNCTAD đưa ra định nghĩa về công nghệ đầy đủ hơn. “Công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất và như vậy, nó được mua bán trên thị trường như một hàng hoá được thể hiện ở một trong những dạng sau: - Tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian, được mua và bán trên thị trường, đặc biệt là gắn với các quyết định đầu tư. - Nhân lực, thông thường là nhân lực có trình độ và đôi khi là nhân lực có trình độ cao và chuyên sâu, với khả năng sử dụng đúng các thiết bị và kỹ thuật và làm chủ được bộ máy giải quyết vấn đề và sản xuất thông tin. - Thông tin, dù đó là thông tin kỹ thuật hay thông tin thương mại, được đưa ra trên thị trường hay được giữ bí mật như một phần của hoạt động độc quyền”. Đây là định nghĩa khá đầy đủ, chỉ ra được cấu trúc của công nghệ và đặc biệt đã gắn công nghệ với cơ chế thị trường. Theo Luật khoa học-công nghệ của Việt Nam năm 2000 thì công nghệ “là tập hợp các phương pháp, các quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Công nghệ bao gồm phần cứng, hữu hình và phần mềm, vô hình. Phát triển công nghệ gồm cả phần cứng (máy móc, thiết bị...), phần mềm (phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích...). *Trên cơ sở ưu, nhược điểm của các quan niệm trên, có thể đưa ra khái niệm công nghệ như sau: Công nghệ là tập hợp những giải pháp kỹ thuật để chế tạo ra hàng hoá và dịch vụ; là toàn bộ quá trình biến các nguồn lực thành sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. Kinh tế phát triển - Bài 6 Trang 2 Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Theo khái niệm trên, bản chất của công nghệ là kỹ thuật (Công nghệ là tập hợp những giải pháp kỹ thuật để chế tạo ra hàng hoá và dịch vụ). Như vậy, giữa khái niệm công nghệ và khái niệm kỹ thuật không có sự khác biệt về bản chất. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng giữa hai khái niệm này là ở chỗ, công nghệ thể hiện mục đích của các hoạt động kỹ thuật trong cơ chế thị trường (là toàn bộ quá trình biến các nguồn lực thành sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của thị trường). Hiện nay, cơ chế kinh tế thế giới sử dụng là cơ chế thị trường. Do đó, việc sử dụng khái niệm công nghệ phổ biến hơn khái niệm kỹ thuật là điều dễ hiểu. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, công nghệ gồm bốn thành phần: Thứ nhất, Thành phần kỹ thuật (technoware) bao gồm các thiết bị, máy móc kỹ thuật, nhà xưởng... mang hình thái vật thể “hữu hình”. Thứ hai, Là thành phần thông tin phi vật thể “vô hình” (inforeware) gồm các bí quyết, phát minh, sáng chế, quy trình công nghệ, phương pháp công nghệ, cách thức xử lý giải pháp công nghệ... Thứ ba, Thành phần nhân lực (humanware) gồm kiến thức, kỹ năng, trình độ tay nghề, kinh nghiệm, về các lĩnh vực của người lao động, khả năng thích ứng với các điều kiện sản xuất của người lao động... Thứ tư, Thành phần tổ chức (orgaware) gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra, điều phối bố trí các nguồn lực... 3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Từ khái niệm khoa học và khái niệm công nghệ được đề cập ở trên, c ...