Danh mục

Kinh tế quản lý

Số trang: 319      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.18 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 40,000 VND Tải xuống file đầy đủ (319 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tại điểm này, chúng ta đã giải quyết xong hầu hết những vấn đề của công ty Johnson, nhưng không phải là tất cả. Căn cứ vào việc nó sẽ sản xuất bốn đơn vị sản lượng mỗi giờ, thì nó cần phân chia sản lượng này như thế nào giữa hai nhà máy? Câu trả lời là nó cần đặt chi phí biên ở nhà máy I bằng với chi phí biên ở nhà máy II. Bảng 11.5 cho thấy điều này có nghĩa là nhà máy I sẽ sản xuất ba đơn vị mỗi giờ và nhà máy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế quản lý Kinh tế quản lý Mục lục TrangChương 1: Giới thiệu Kinh tế quản lý 2Chương 2: Các phương pháp tối ưu hóa 24Chương 3: Lý thuyết cầu 51Chương 4: Ước lượng các hàm cầu 76Chương 5: Lý thuyết sản xuất 93Chương 6: Phân tích chi phí 125Chương 7: Cạnh tranh hoàn hảo 160Chương 8: Độc quyền và cạnh tranh độc quyền 179Chương 9: Định giá độc quyền tinh vi 207Chương 10: Chính phủ và doanh nghiệpChương 11: Kinh tế học quản lý: trong bối cảnh toàn cầu 1 Tại điểm này, chúng ta đã giải quyết xong hầu hết những vấn đề của công ty Johnson, nhưng khôngphải là tất cả. Căn cứ vào việc nó sẽ sản xuất bốn đơn vị sản lượng mỗi giờ, thì nó cần phân chia sản lượngnày như thế nào giữa hai nhà máy? Câu trả lời là nó cần đặt chi phí biên ở nhà máy I bằng với chi phí biênở nhà máy II. Bảng 11.5 cho thấy điều này có nghĩa là nhà máy I sẽ sản xuất ba đơn vị mỗi giờ và nhà máyII sẽ sản xuất một đơn vị mỗi giờ. Giá trị chung của chi phí biên của hai nhà máy là chi phí biên của toànhãng: giá trị chung này phải được đặt bằng với doanh thu biên nếu hãng tối đa hóa lợi nhuận. Chương 1 Giới thiệu Kinh tế quản lý1.1 Ví dụ nghiên cứu điển hình Hãng Boeing, Công ty Walt Disney, và công ty Toyota Motor có điểm gì chung? Cả ba, giống nhưvô số các hãng khác, đã sử dụng các nguyên lý đã có từ lâu của kinh tế quản lý để cải thiện khả năng sinhlợi nhuận của họ. Kinh tế quản lý dẫn tới việc phân tích các khái niệm như chi phí, cầu, lợi nhuận, cạnhtranh, định giá, chiến lược nhập ngành, và chiến lược bảo vệ thị trường. Nó cố gắng làm giảm khoảng cáchgiữa những vấn đề phân tích thuần tuý hấp dẫn nhiều nhà lý thuyết kinh tế và các quyết định hàng ngày màcác nhà quản lý đối mặt. Nó đưa ra các công cụ và cách tiếp cận hữu hiệu cho việc ra chính sách quản lý,như lý thuyết trò chơi và các chính sách định giá tinh vi ví dụ biểu thuế quan cả gói và hai phần. Trong chương mở đầu này, chúng ta bắt đầu nghiên cứu bằng việc trình bày một số nghiên cứu điểnhình minh hoạ một số vấn đề mà kinh tế quản lý có thể giúp giải quyết. Mặc dù chúng chỉ là một mẫu nhỏcác tình huống mà kinh tế quản lý xem là hữu ích, nhưng các minh hoạ đó đưa ra ấn tượng đầu tiên hợp lývề bản chất của kinh tế quản lý và sự liên quan của nó tới các quyết định kinh doanh thực tế. Để giúp làmsáng tỏ ứng dụng vào quyết định kinh doanh, các hộp công cụ được đưa vào có mục đích như Khái niệmtrong bối cảnh, Góc nhà tư vấn, và Phân tích quyết định quản lý, chỉ ra trực tiếp cho bạn đọc các ứng dụngcủa khái niệm liền ngay trong bài học. Chúng ta cũng kiểm tra mối quan hệ giữa kinh tế quản lý và các mônhọc có liên quan như kinh tế vi mô và khoa học ra quyết định, bao gồm cả thống kê. Tiếp theo, chúng ta lấy các mô hình ra quyết định cơ bản cũng như lý thuyết về hãng. Do kinh tếquản lý có liên quan tới cách thức mà các nhà quản trị kinh doanh và các nhà ra chính sách khác cần đưa raquyết định, nên điều quan trọng tại điểm bắt đầu này là bản chất của quá trình ra quyết định được phân tíchvà động cơ của hãng được thảo luận. Do lợi nhuận đóng một vai trò chính trong việc ra quyết định kinhdoanh, nên chúng ta định nghĩa lợi nhuận và nhận diện định nghĩa lợi nhuận của các nhà kinh tế khác vớingười kế toán như thế nào. Cuối cùng, chúng ta trình bày tổng quan về những nguyên lý cơ bản của cầu vàcung, một chủ đề trọng tâm được nghiên cứu rất kỹ trong các chương tiếp theo.1.1.1 Cuộc chiến của Boeing để duy trì sự lãnh đạo thị trường Để minh họa kinh tế quản lý có thể giúp các nhà quản lý như thế nào, hãy xem xét vấn đề mà cácnhà nhà quản lý đối mặt tại công ty Boeing. Boeing đã từng là nhà sản xuất máy bay thương mại lớn nhấtthế giới. Vào đầu những năm1970, các nhà quản lý của Boeing đã vạch ra cách tiếp cận hai mũi nhọn nhằmduy trì sự lãmh đạo thị trường. Công ty đáng ra đã là nhà sản xuất có chi phí thấp và công nghệ hàng đầutrong ngành này. Năm 1980, công ty đã đạt được thị phần 81%, gấp 7 lần trên đối thủ cạnh tranh gần nhất.Và, Boeing đã có thể đạt được kỳ công này trong khi vẫn duy trì lợi nhuận biên ở mức cao. Một chuyên giatrong ngành ước tính rằng năm 1991, Boeing đã thu được 45 triệu $ lợi nhuận trên mỗi máy bay 747 đượcbán với giá 150 triệu $. 2 Đối thủ chính của Boeing từ những năm 1980 là Airbus, một liên doanh của các hãng hàng khôngAnh, Pháp, ...

Tài liệu được xem nhiều: