Danh mục

Kinh tế quốc tế - Chương 1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 202.42 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế Kinh tế học quốc tế nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Nó phân tích sự vận động của hàng hoá dịch vụ, các yếu tố sản xuất, tiền tệ của quốc gia với phần còn lại của thế giới. Các chủ thể kinh tế quốc tế tạo nên các quan hệ kinh tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế quốc tế - Chương 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾI. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ1. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế Kinh tế học quốc tế nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tếgiữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Nó phân tích sự vận động của hàng hoádịch vụ, các yếu tố sản xuất, tiền tệ của quốc gia với phần còn lại của thếgiới. Các chủ thể kinh tế quốc tế tạo nên các quan hệ kinh tế quốc tế đượcchia ra làm 3 loại chủ yếu: - Thứ nhất: Các Quốc gia có nền kinh tế độc lập - đây là loại chủ thểchủ yếu và quan trọng nhất . - Thứ hai: Các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp có hoạt động tronglĩnh vực liên quan tới các chủ thể khác ở ngoài nước. - Thứ ba: Đó là các khối kinh tế, các liên minh quốc tế với sự tham giacủa nhiều quốc gia.2. Nội dung nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế2.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế - Thông qua lý thuyết cổ điển và lý thuyết hiện đại về thương mạiquốc tế, lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lý thuyết về lợi thế tương đối (sosánh), lý thuyết về tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất… thấy rõ được các căncứ và kết quả thu được từ quá trình trao đổi thương mại. - Phần này còn phân tích một cách khoa học cơ sở lý luận của cácchính sách thương mại quốc tế, những tác động của chính sách đó đối vớingười sản xuất, người tiêu dùng và đối với quốc gia.2.2. Đầu tư quốc tế hay sự di chuyển quốc tế các nguồn lực sản xuất Phân tích sự vận động của các nguồn lực sản xuất, như sự di chuyểnquốc tế về sức lao động, về công nghệ, về tư bản…Qua đó thấy rõ vai trò và http://www.ebook.edu.vn 1tác động của sự di chuyển đó trong quá trình tăng trưởng và cân bằng giữacác nước.2.3. Tài chính quốc tế Phân tích thị trường tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế, hệ thốngtiền tệ quốc tế và tỷ giá hối đoái nhằm thấy rõ được vai trò và tác động củanó đối với nền kinh tế của các nước.2.4. Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế Phân tích tính quy luật trong việc hình thành các liên kết KTQT, cácloại hình tiêu biểu của nó và các tác động của nó thông qua các lợi ích manglại cũng như hạn chế đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia.II. CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ QUỐC TẾ1. Thương mại quốc tế Bao gồm thương mại quốc tế hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình,hoạt động gia công làm thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công,hoạt động tái xuất khẩu, chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ.2. Đầu tư quốc tế Bao gồm việc đưa vốn ra nước ngoài và tiếp nhận vốn từ nước ngoàivào trong nước với mục tiêu đem lại lợi ích tối đa cho các bên tham gia vàohoạt động đầu tư.3. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ Bao gồm việc chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở tầm cỡ quốc tế gi÷acác tổ chức kinh tế trong việc sản xuất một vài loại hoặc thậm chí chỉ mộtvài chi tiết sản phẩm nào đó, hợp tác trong nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo,đào tạo cán bộ.4. Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ Như dịch vụ xuất nhập khẩu sức lao động, dịch vụ vận tải giao nhậnquốc tế, dịch vụ tư vấn, chuyên gia. http://www.ebook.edu.vn 2III. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCÁC MỐI QUAN HỆ KTQT.1. Cơ sở thực tiễn hình thành và phát triển các mối quan hệ KTQT - Ban đầu do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia nhưđất đai, khí hậu, khoáng sản… dẫn đến mỗi quốc gia có lợi thế trong việcsản xuất một vài loại hàng hoá nào đó buộc họ phải trao đổi với nhau. - Mặc dù các nước có thể có điều kiện tự nhiên gần giống nhau nhưngdo sự phát triển không đồng đều giữa các nước về kinh tế và trình độ khoahọc kỹ thuật - công nghệ, xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo, buộc các nướcnày phải có những sự di chuyển các yếu tố s¶n xuÊt với nhau để đảm bảocùng nhau phát triển. - Quá trình phát triển kinh tế buộc các nước phải có mối liên kết ràngbuộc và thậm chí là phụ thuộc rất chặt chẽ. - Do sự đa dạng hoá trong nhu cầu của người tiêu dùng ở mỗi quốcgia ngày càng phát triển và mở rộng.2. Tính chất của mối quan hệ kinh tế quốc tế - Đây là mối quan hệ thoả thuận, tự nguyện giữa các quốc gia độc lậpkhông can thiệp vào nội bộ của nhau, giữa các tổ chức có tư cách pháp nhân,thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi. - Quan hệ này diễn ra theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khác nhau(QL cạnh tranh, QL giá trị …). - Các quan hệ này phải chịu ảnh hưởng của hệ thống chính sách, phápluật, thể chế của từng quốc gia nhưng trên hết vẫn là điều ước quốc tế. - Quan hệ kinh tế quốc tế gắn liền với sự biến động của các loại đồngtiền. Hay là nó phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá hối đoái của các loại đồngtiền http://w ...

Tài liệu được xem nhiều: