Danh mục

KINH TẾ QUỐC TẾ - TOÀN CẦU HOÁ

Số trang: 63      Loại file: docx      Dung lượng: 421.88 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làn sóng toàn cầu hoá gần đây nhất bắt đầu năm 1980 đã bùng nổ do sự kết hợp của những tiến bộ trong ngành giao thông vận tải và công nghệ truyền thông, và do các nước đang phát triển lớn tìm kiếm đầu tư nước ngoài bằng cách mở cửa tham gia vào thương mại quốc tế. Đây là làn sóng toàn cầu hoá thứ 3 trở lại từ năm 1870.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ QUỐC TẾ - TOÀN CẦU HOÁ Toàn cầu hoá là gì? 15/12/2005 - 12:04 AM Toàn cầu hoá là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong lịch sử loài người. Toàn cầu hoá đem thế giới lại gần hơn thông qua việc trao đổi hàng hoá và các sản phẩm, thông tin, kiến thức và văn hóa. Nhưng trong suốt vài thập kỷ qua, tốc độ hội nhập toàn cầu đã trở nên nhanh và sâu sắc hơn rất nhiều do có những tiến bộ chưa từng thấy trong công nghệ, truyền thông, khoa học, giao thông vận tải và công nghiệp. Trong khi toàn cầu hoá là một chất xúc tác cho và cũng là hệ quả của tiến bộ loài người, nó cũng là một quá trình hỗn độn cần có sự điều chỉnh, và nó cũng tạo ra những thách thức và các vấn đề lớn. Lịch sử của toàn cầu hoá Làn sóng toàn cầu hoá gần đây nhất bắt đầu năm 1980 đã bùng nổ do sự kết hợp của những tiến bộ trong ngành giao thông vận tải và công nghệ truyền thông, và do các nước đang phát triển lớn tìm kiếm đầu tư nước ngoài bằng cách mở cửa tham gia vào thương mại quốc tế. Đây là làn sóng toàn cầu hoá thứ 3 trở lại từ năm 1870. Làn sóng thứ nhất kéo dài từ năm 1870 đến đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Làn sóng này được khuấy động bởi những thành tựu đạt được trong giao thông vận tải và việc giảm những hàng rào thương mại. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu của thế giới đã gấp đôi lên 8% khi thương mại thế giới bùng nổ. Toàn cầu hoá cũng dẫn đến sự di cư hàng loạt do mọi người muốn tìm kiếm những công việc tốt hơn. Khoảng 10% dân số thế giới di cư sang các nước mới. 60 triệu người di cư từ Châu Âu sang Bắc Mỹ và các khu vực khác của Thế Giới Mới. Điều tương tự cũng xảy ra ở những nước đông dân cư như Trung Quốc và Ấn Độ. Những người ở các nước này di cư đến những nước ít dân cư hơn như Sri Lanka, Burma, Thái Lan, Philíppin và Việt Nam. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một kỷ nguyên của chế độ bảo hộ. Hàng rào thương mại như thuế quan lại được dựng lên. Tăng trưởng kinh tế thế giới chững lại và xuất khẩu với tư cách là một phần của thu nhập thế giới đã giảm bằng mức của năm 1870. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2, làn sóng thứ 2 của toàn cầu hoá nổi lên, kéo dài từ khoảng năm 1950 tới 1980. Làn sóng lần này tập trung vào sự hội nhập giữa các nước phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Những nước này đã lập lại các mối quan hệ thương mại qua một loạt việc nới lỏng thương mại đa phương. Giai đoạn này đã chứng kiến sự trỗi dậy của các nền kinh tế của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển, những nước này đã tham gia vào sự bùng nổ thương mại. Tuy nhiên, các nước đang phát triển phần lớn vẫn bị cô lập khỏi làn sóng hội nhập này, không thể tham gia vào giao thương ngoài trừ việc xuất khẩu những hàng hoá thô. Tại sao tôi nên quan tâm? Toàn cầu hoá đã gây ra một trong những cuộc tranh cãi mạnh mẽ trong suốt thập kỷ qua. Khi mọi người phê phán, chỉ trích những tác động của toàn cầu hoá họ nói chung thường đề cập đến vấn đề hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế xảy ra khi các nước hạ thấp các rào cản như thuế nhập khẩu và mở của các nền kinh tế cho đầu tư và thương mại của các nước khác trên thế giới. Những người chỉ trích này phàn nàn rằng những bất bình đẳng trong hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay sẽ ảnh hưởng xấu đến các nước đang phát triển và làm lợi cho các nước phát triển. Những người ủng hộ quá trình toàn cầu hoá thì phát biểu rằng những nước như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Uganda - những nước mà đã mở cửa cho nền kinh tế thế giới – đã giảm đáng kể được tình trạng nghèo đói. Những người chống lại toàn cầu hoá lại cho rằng quá trình này đã bóc lột những người ở các nước đang phát triển, gây ra sự chia rẽ hàng loạt và đem lại rất ít lợi ích. Nhưng để tất cả các nước có thể thu được lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, cộng đồng quốc tế phải tiếp tục nỗ lực để giảm những bóp méo trong thương mại quốc tế (cắt giảm trợ cấp nông nghiệp và các hàng rào thương mại), những thứ làm lợi cho các nước phát triển, và tạo ra một hệ thống công bằng hơn. Một số nước đã làm lợi được từ quá trình toàn cầu hoá - Ấn Độ: Giảm được một nửa tỉ lệ nghèo đói trong suốt hai thập kỷ qua. - Trung Quốc: Quá trình cải cách đã dẫn đến một sự giảm nghèo đói lớn nhất trong lịch sử. Số người nghèo ở nông thôn đã giảm từ 250 triệu năm 1978 xuống còn 34 triệu năm 1999 - Việt Nam: Những điều tra về các hộ nghèo nhất trong nước đã cho thấy 98% người dân đã cải thiện được điều kiện sống trong những năm 90. Chính phủ đã tiến hành một cuộc đầu tra hộ gia đình ngay khi bắt đầu các cuộc cải cách và 6 năm sau cũng đúng ở những hộ gia đình được điều tra trước đó đã thấy một sự sút giảm ấn tượng tình trạng nghèo khổ. Người dân đã có nhiều lương thực để ăn hơn và trẻ em đã được đi học trung học. Tự do thương mại là một trong nhiều nhân tố đóng góp cho sự thành công của Việt Nam. - Uganda: Nghèo đói giảm 40% trong những năm 90 và tỉ lệ đến trường đã tăng gấp đôi. Một số khác thì không - Nhiều nước ở Châu Phi đã thất bại trong việc thu được những lợi ích của toàn cầu hoá. Xuất khẩu của những nước này vẫn giới hạn ở một số mặt hàng thô. - Một số chuyên gia cho rằng cơ sở hạ tầng và các chính sách yếu kém cũng như các thể chế lỏng lẻo và nạn tham nhũng đã gạt những nước này ra khỏi nhịp điệu phát triển. - Các chuyên gia khác tin rằng bất lợi về mặt địa lý và khí hậu đã cản trở các nước tham gia vào sự tăng trưởng toàn cầu. Ví dụ, những nước ở giữa đất liền sẽ khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường sản xuất và dịch vụ toàn cầu. Trong vài năm qua cũng có những phản đối chống lại các tác động của toàn cầu hoá ở Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên theo một điều tra gần đây do Trung tâm The Pew tiến hành thì ở rất nhiều nước đang phát triển có sự ủng hộ mạnh mẽ cho các lĩnh vực khác nhau của sự hội nhập - đặc biệt là thương mại và đầu tư trực tiếp. Ở vùng Châu Phi hạ Sa-ha-ra, 75% hộ gia đình nói rằng họ nghĩ việc các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước họ là một điều tốt. Dec 16, '08 9:07 PM Toàn Cầu Hóa là gì ? ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: