Danh mục

kinh tế trung quốc - những rủi ro trung hạn: phần 2 - nxb thế giới

Số trang: 292      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.05 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

phần 2 gồm các chương: những thách thức và cơ hội của đô thị hóa kiểu mới đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc, rủi ro về nợ công và nợ của chính quyền địa phương từ chiến lược đô thị hóa kiểu mới, những rủi ro từ thị trường bất động sản, những rủi ro từ sự biến đổi về dân số, sự chuyển đổi của thị trường lao động và những vấn đề trung hạn, nghiên cứu về niềm tin xã hội tại vùng Đông bắc trung quốc (khu tự trị diên biên tộc triều tiên). mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
kinh tế trung quốc - những rủi ro trung hạn: phần 2 - nxb thế giới Chương 4 NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA ĐÔ THỊ HÓA KIỂU MỚI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC LƯU THỤY DẪN NHẬP Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc nội trong 10 năm tới. Mục tiêu của kế hoạch này là sẽ đạt được tỉ lệ đô thị hóa 70%, điều này sẽ mang đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Chương này nhìn lại lịch sử quá trình đô thị hóa sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập cho tới nay, tổng kết những bài học kinh nghiệm từ ba lần đô thị hóa chỉ ra rằng muốn thúc đẩy quá trình đô thị hóa cần một chiến lược đô thị hóa phù hợp với tiến trình của quốc tế, tránh được những biến động lớn và tổn thất mà con người mang lại cho kinh tế, xã hội. Do đó chương này đi vào phân tích tám vấn đề cơ bản mà hiện nay đợt đô thị hóa mới cần phải đối mặt, đó là đất đai, hệ thống đăng ký hộ khẩu, nhà ở, môi trường, giao thông đô thị, việc làm và ngành công nghiệp đô thị, hệ thống dịch vụ công cộng đô thị và chi phí của công dân đô thị mới; cùng với đó chỉ ra một cách chi tiết, tỉ mỉ tất cả những cơ hội và thách thức mà tám phương diện trên phải đối mặt. Đợt đô thị hóa mới này được bắt nguồn từ một kế hoạch đầy quyết tâm của chính phủ, cũng vì lý do đó mà thách thức lớn nhất của đô thị hóa lại là từ phía chính phủ, còn cơ hội lớn nhất của đợt đô thị hóa mới đến từ sự vươn lên mạnh mẽ của các thành phố mới nổi. Do gặp phải hạn chế từ tính xác thực của số liệu và sự biến động của tương lai nên bài viết này không triển khai sâu thêm nghiên cứu thực chứng. Thông qua những phân tích số liệu và những quan điểm cơ bản mà bài viết đưa ra, tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng có thể giúp ích phần nào cho những người muốn tìm hiểu về sự chuyển đổi của kinh tế Trung Quốc. Năm 2011 chính phủ Trung Quốc đã đề ra Kế hoạch phát triển năm năm lần thứ 12, trong đó chỉ ra rằng cần phải “cải thiện bố cục và hình thái đô thị hóa, tăng cường quản lý đô thị hóa, không ngừng nâng cao chất lượng và mức độ đô thị hóa”(1). Báo cáo Đại hội 18 được đưa ra năm 2012 có nêu rằng: “Kiên trì đi theo con đường công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông nghiệp mang đặc sắc Trung Quốc, nâng cao mức độ toàn diện, sâu sắc của sự hòa hợp giữa thông tin hóa và công nghiệp hóa”, thúc đẩy sự phối hợp đồng bộ giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa, sự kết hợp nhịp nhàng, hài hòa giữa hiện đại hóa nông thôn và đô thị hóa; khiến cho công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn cùng nhau phát triển”(2). Năm 2013, chính phủ Trung Quốc đang gấp rút đưa ra kế hoạch tổng thể về đô thị hóa, kế hoạch này đã trải qua hai lần sửa đổi, dự kiến sẽ được công bố rộng rãi vào cuối năm 2013. Dựa theo những tin tức đã có được hiện nay, đến năm 2020, tỉ lệ đô thị hóa Trung Quốc sẽ từ 50% năm 2011 tăng lên tới 70%, dân số thành thị tăng thêm 400 triệu người, tốc độ đô thị hóa mỗi năm khoảng 2%. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel J. E. Stiglitz đã từng đưa ra dự đoán: “Việc đô thị hóa của Trung Quốc và cuộc Cách mạng kỹ thuật mới do Mỹ dẫn đầu sẽ trở thành hai sự kiện lớn của thế kỷ 21 và có tầm ảnh hưởng đối với nhân loại”(1). Từ đó có thể nhận thấy rằng trong điều kiện sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc phải chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và trong điều kiện kinh tế trong nước đang trong quá trình chuyển đổi thì đô thị hóa có một nhiệm vụ lịch sử quan trọng đối với công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, cũng là tiềm lực lớn nhất cho việc mở rộng, thúc đẩy nhu cầu trong nước.(2) Sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc nhất định sẽ chịu ảnh hưởng từ đợt đô thị hóa mới trong vòng 10 năm tới, cơ hội và thách thức, lợi ích thu được và việc buộc phải mạo hiểm sẽ cùng song song tồn tại. LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRUNG QUỐC Năm 2011, tỉ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đạt tới con số 51,27%, lần đầu tiên số dân thường trú tại đô thị vượt qua số dân vùng nông thôn, điều này thể hiện kinh tế, xã hội và công cuộc đô thị hóa của Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới(3). Nhưng từ xuất phát điểm là 10%, để có được con số 50%, công cuộc đô thị hóa của Trung Quốc đã trải qua một quá trình tương đối chậm. Khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập, mức độ đô thị hóa của Trung Quốc chỉ là 10,6% và được xếp vào nhóm các quốc gia nông nghiệp. Đến năm 1978, mức độ đô thị hóa mới tăng lên tới 17,92%, trong thời gian đó còn xuất hiện hai lần suy giảm quá trình đô thị hóa. Trong gần 30 năm đó, tỉ lệ đô thị hóa bình quân mỗi năm tăng thêm 0,25%, quá trình đô thị hóa gần như chỉ dậm chân tại chỗ. Năm 1978, sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, quá trình đô thị hóa mới có dấu hiệu tiến triển, bình quân mỗi năm tăng lên 1,02%. Và tới năm 2011 tỉ lệ đô thị hóa lần đầu tiên vượt qua con số 50%. Mặc dù sau này tốc độ đô thị hóa có tăng, nhưng nhìn tổng thể, kể cả khi GDP Trung Quốc đã đứng thứ hai thế giới thì mức độ đô thị hóa vẫn còn ở mức thấp, so với quá trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia còn chưa đồng đều. Đây là vấn đề cơ bản nhất vào lúc này. Thông thường, người ta hay quy kết yếu tố chính sách và chế độ là hai nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp của tăng trưởng kinh tế cũng như quá trình đô thị hóa: (i) Quy định về đăng ký hộ khẩu được hình thành do đặc thù của tình hình Trung Quốc trong một thời gian dài. Quy định này thực ra đã tồn tại từ trước khi nước Trung Quốc mới được thành lập, nhưng chúng đã được bổ sung rất nhiều từ sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, thêm vào đó việc kết hợp cùng chế độ và chính sách kinh tế khiến cho quy định về đăng ký hộ khẩu vừa trở thành những điều kiện đảm bảo vừa là những hạn chế cơ bản về quyền lợi kinh tế và phúc lợi xã hội đối với cư dân các vùng thành thị và nông thôn. Ngày nay, rất nhiều nội dung của quy định về đăng ký hộ khẩu đã được bãi bỏ hoặc được nới lỏng, nhưng sự chênh lệch về phúc lợi giữa hai khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn tồn tại. ( ...

Tài liệu được xem nhiều: