Danh mục

Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 3

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá tác động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi trườngI. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về ĐTM; những định nghĩa đó về nội dung cơ bản thống nhất với nhau, trong nhiều cách diễn đạt khác nhau là do sự chú ý nhấn mạnh của từng tác giả tới một khía cạnh nào đó trong ĐTM. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 3Chương IIIĐánh giá tác động môi trường và phân tích kinhtế của những tác động môi trườngI. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường.Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về ĐTM; những định nghĩa đó về nội dung cơbản thống nhất với nhau, trong nhiều cách diễn đạt khác nhau là do sự chú ý nhấnmạnh của từng tác giả tới một khía cạnh nào đó trong ĐTM.Trên cơ sở xem xét những định nghĩa đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất, vàcăn cứ vào sự phát triển về lý luận và thực tiễn của ĐTM trong thời gian qua, cóthể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về ĐTM như sau:ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế - xã hội là xác định, phân tích và dựbáo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động đócó thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của conngười tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện phápphòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực.Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Việt Nam thông qua vào tháng 12năm 1993 có đưa ra khái niệm ĐTM như sau:Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởngđến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ sởsản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, anninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệmôi trường.Tác động môi trường là vấn đề cốt lõi của những sự quan tâm tới phát triển bềnvững. Đánh giá tác động môi trường là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa vàngăn chặn những ảnh hưởng tới môi trường trong chính sách môi trường và đây làcông cụ lồng ghép trong quá trình kế hoạch hoá về môi trường. Mục đích của ĐTMlà xem xét bao quát toàn diện và đánh giá những ảnh hưởng môi trường tiềm năngcủa những dự án công cộng hay cá nhân đã được đề xuất trong lựa chọn ưu tiênthực hiện. Một ĐTM cần phải được xem xét tât cả những ảnh hưởng mong đợi đốivới sức khoẻ con người, hệ sinh thái (bao gồm thực vật và động vật), khí hậu và khí http://www.ebook.edu.vn 170quyển. Một ĐTM cần phải đảm bảo rằng tất cả những hậu quả cần phải được xemxét trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành của dự án.Tương tự, một ĐTM bao gồm những sự quan tâm của các đảng phải và tổ chức(có nghĩa là cộng đồng địa phương, các nhà chính trị, các nhà đầu tư) và lồng ghépnhững ảnh hưởng xã hội liên quan đến những giải pháp về giới hoặc liên quan tớicác nhóm xã hội đặc biệt trong các dự án (có nghĩa là tái định cư của người dân bảnđịa vì sự thay đổi cảnh quan hoặc môi trường, vị trí khảo cổ học, đài tưởng niệm)Một ĐTM đòi hỏi phải ưu tiên cho những dự án là nguyên nhân của những thay đổiđáng kể đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, sự thay đổi có ý nghĩa đốivới hoạt động thực tiễn của nghề đánh cá và nghề nông và xem xét tới khai thác tàinguyên thuỷ điện. Các dự án hạ tầng, hoạt động công nghiệp, các dự án đổ bỏ vàquản lý chất thải cũng cần một ĐTM.Tất cả những hậu quả có hại tới môi trường cần phải được tính toán bằng biện phápgiảm nhẹ, biện pháp bảo vệ môi trường hoặc thay thế. Những biện pháp giảm nhẹnày thường được trình bày bằng một kế hoạch quản lý môi trường. Một kết luậncủa ĐTM cần phải được xem xét lại, sau đó các nhà làm kế hoạch dự án có thể thiếtkế đề xuất dự án với mục tiêu tối thiểu hoá tác động tới môi trường 2.Lịch sử của ĐTM.ĐTM được biết đến như là một sự đáp lại liên quan đến những biểu hiện của quảnlý môi trường trong những năm của thập kỷ 60. Trong những năm đó những sự vậnđộng biểu hiện quan tâm về ảnh hưởng nghiêm trọng của hoạt động con người, đặcbiệt là ô nhiễm công nghiệp, với sự tồn tại các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và kếhoạch hoá những quy định đã không đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn.Vào năm 1969 lần đầu tiên ĐTM được giới thiệu ở Mỹ, sau đó ĐTM đã trở thànhphổ biến thực sự ở tất cả các nước công nghiệp trên thế giới. Hiện nay ĐTM đã trởthành công cụ chính cho thực hiện quản lý môi trường và cho sự thành công trongviệc đạt tới mục tiêu phát triển bền vững.ở Việt nam ĐTM bắt đầu thực hiện vào những năm thập kỷ 80. Từ đó đến nayĐTM được coi như là một công cụ ra quyết định cũng như giám sát các hoạt độngphát triển. Mặc dù có một khuôn khổ tốt đã được xây dựng và một số ĐTM đãđược điều chỉnh, vẫn còn một số các lĩnh vực cần phải được tiếp tục quan tâm(Chẳng hạn như sự tham gia và ủng hộ công cộng của các viện độc lập thực hiệnĐTM) và những vấn đề cần giải quyết như đào tạo đội ngũ chuyên môn quản lý vàthực hiện ĐTM. 3. Đối tượng của ĐTMNhư định nghĩa đã nêu thì đối tượng của ĐTM là các hoạt động phát triển kinh tế - http://www.ebook.edu.vn 171xã hội. Có hoạt động mang tính vĩ mô, tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội củaquốc gia, của ...

Tài liệu được xem nhiều: