Ngày 23 tháng 1 năm 1967.Trời âm u, tuyết rơi nhẹGần đây tôi bỗng nảy ra ý tưởng viết nhật ký. Tôi vốn tính rất lười biếng, nếu không quá chán chường chẳng có việc gì làm thì không đời nào lại cầm bút viết về mình, để rồi sau này đọc lại bỗng dưng sẽ được dịp chế nhạo mình. Cầm bút, đại khái là để chứng minh rằng tôi đã ngán ngẩm buồn chán: Y Y đã đi thực tập ở bệnh viện tiền tuyến, hai chúng tôi bị ép phải tách nhau ra, nàng không dám cưỡng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỳ án dưới ánh trăng truyền kì - Chương 10 Chương 10 Bạn tri âm hiếm cóNgày 23 tháng 1 năm 1967.Trời âm u, tuyết rơi nhẹGần đây tôi bỗng nảy ra ý tưởng viết nhật ký. Tôi vốn tính rất lười biếng, nếu khôngquá chán chường chẳng có việc gì làm thì không đời nào lại cầm bút viết về mình, đểrồi sau này đọc lại bỗng dưng sẽ được dịp chế nhạo mình. Cầm bút, đại khái là đểchứng minh rằng tôi đã ngán ngẩm buồn chán: Y Y đã đi thực tập ở bệnh viện tiềntuyến, hai chúng tôi bị ép phải tách nhau ra, nàng không dám cưỡng lệnh nên ấm ức,bèn viện cớ xin phép về quê, đến trước Tết chưa chắc đã trở lại. Nghe nói, trò này làdo “Máy Kéo” đã bày ra để kéo Y Y đến bên cạnh hắn, nhưng quyết định vẫn là dokhoa đưa ra, tôi không có chứng cứ để đấu lý với hắn, muốn đánh nhau với hắn cũngkhông có cớ gì, huống chi đám lâu la của hắn lại đông, dù tôi và Kình Tùng cũng xôngvào thì cũng chỉ là “anh dũng hy sinh” mà thôi! Kình Tùng cũng đã xa tôi, nhiệt tìnhcách mạng trào dâng, anh ấy đã xuống miền Tây Nam để liên kết hành động, suýt nữađã kéo cả tôi đi theo.Vậy là thế giới rộng lớn chỉ còn lại mình tôi. Người trong bệnh viện rất đông. Gầnđây các phe phái Hồng vệ binh ở thành phố liên tục đọ sức nhau, giở đủ “thập bát binhkhí”, lại nghe nói đã có phe phái dùng đến cả súng trường bán tự động! Thế là cácbệnh viện bất đắc dĩ trở thành “quân y viện”. Có điều, phần lớn các bác sĩ giàu kinhnghiệm của bệnh viện đều đã bị “đánh đổ” hoặc bị gọi đi xét hỏi, bị đày đi nơi xa,cũng có người chết vì bị đấu tố cho nên khắp bệnh viện chỉ có các bác sĩ “cách mạng”,nhưng tay nghề thì tầm tầm làm chủ! Vì thiếu người cho nên các sinh viên thực tậpbiến thành lũ kiến thợ, trong tổ sinh viên thực tập chúng tôi, những ai không tham giatạo phản đều đã liên tục chạy như chong chóng liền ba hôm, hôm nay rốt cuộc cũngđến lượt tôi được nghỉ một ngày. Tôi dành cả ngày hôm nay để nhớ về Y Y, rất buồnvà muốn hút thuốc, nhưng vì gần đây đọc thấy một nghiên cứu căn bệnh thịnh hành ởAnh, nói hút thuốc liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư phổi, tôi đã quyết định bỏthuốc lá. Để giải buồn tôi mở máy quay đĩa xếp xó đã lâu, mở đĩa nhạc “khúc song tấuviolon cung rê trưởng” của Bach, điệu nhạc vang lên, nỗi cô quạnh và buồn chán trongtôi dần vơi đi rất nhiều. Nhưng trong ký túc xá đâu phải chỉ có mình tôi mà còn có haingười tạo phản, cộng với một người nhút nhát hùa theo - họ không để cho tôi nghe cáithứ âm nhạc của giai cấp tư sản ấy. Sau khi cãi nhau một chập, tôi nghĩ sẽ rất mạohiểm nếu mình cứ khăng khăng vào lúc này, nhưng cũng không muốn khuất phục, từbỏ thứ âm nhạc mà tôi yêu thích, tôi bàn bê máy ra chỗ khác để nghe. Đi đâu bây giờ?Có thể đến lớp học, việc dạy và học đã thất thường khá dài thời gian nhưng vẫn cónhững người hiếu học, nếu tôi đến đó mở nhạc, thì khác nào làm cho những mầmmống rường cột tương lai của nước nhà - một số ít hiếm hoi còn sót lại - sẽ phảibuồn phiền?Tôi bỗng nhớ đến một chỗ rất phù hợp là khu nhà dạy học giải phẫu.Mùa đông thuờng không bố trí giờ học giải phẫu, nên ở đây thường rất vắng sinh viên.Đã vài lần đi qua khu nhà ấy, đều thấy bên trong trống vắng lạnh lẽo như lòng tôi lúcnày. Tối đến, tôi ôm chiếc máy hát ra khỏi ký túc xá. Từ xẩm tối những bông tuyếtnhỏ đã rơi nhè nhẹ, đến lúc này khắp đất trời là những vệt trắng như lông thiên nga.Sau tiết đại hàn, trời lạnh khác thường, một mùa đông như thế này, lẽ ra tôi và Y Yphải kề sát bên nhau, cùng ngồi trong quán nhỏ ở cổng trường ăn sủi cảo thịt dê nónghôi hổi. Thế mà lúc này ánh đèn đường chỉ soi thấy một cái bóng lẻ loi. Cửa khu nhàgiải phẫu tối đen, tôi vấp vào cái bậu cửa cao đến một thước, suýt ngã. Chẳng rõ ai đãngớ ngẩn cho xây cái bậu cửa cao thế này trước khu nhà dạy học? Nghe nói mấy nămtrước đã có một bể lớn chứa phọoc môn bị vỡ, phoọc môn tràn ra ngoài nhà làm ônhiễm khắp trường, xây bậu cửa này, để phòng các dung dịch lại có thể tràn ra như vụviệc đó, ai mà biết được có đúng thế không! Lúc mở cửa, tôi thấy hơi ngài ngại, chắcvẫn là vì từng nghe nói ở đây có ma. Nhưng lại nghĩ việc gì mà phải sợ đến thế! Tôiđang quá cô đơn, dẫu gặp ma, thì mình sẽ có bạn, vậy thì có gì là không hay? Ít ra lũma ấy vẫn không phải là phái tạo phản, chúng sẽ không đấu tố các vị giáo sư.Tôi đặt máy hát trong căn phòng nhỏ hướng tây, mở đĩa “khúc dạo mục ca sau buổitrưa” của Đê-buy-xi. Vì muốn duy trì đựơc tâm trạng, tôi không bật đèn, ngồi xuốngvà gác chân lên cái bàn thuờng dùng để đặt tử thi, tôi nhắm mắt thả hồn vào suối nhạctuôn chảy. Lúc này tôi thấy rất hài lòng, người khác đang tạo phản, đang làm cái gọi làđại cách mạng văn hóa, bỗng dưng phải đổ máu vô ích, còn tôi đang được thư tháinghe nhạc giao hưởng, tôi chẳng nên ai oán gì nữa. Đương nhiên nếu có Y Y ở bên thìcuộc sống của tôi se ngọt ngào hơn. Nghĩ đến Y Y, tôi chợt nghe thấy một tiếng thởdài khe khẽ, rất giống tiếng của nàng. Tôi đứng bật dậy nhìn quanh, tất nhiên chẳngthấy gì ngoài bóng tối. Có lẽ vì quá khát khao nh ...