Thông tin tài liệu:
Có một thứ quyền lực vô hình ngay trong tầm tay bạn, nhưng dường như chính vì nó vô hình nên không nhiều người nắm bắt được những nguyên tắc của nó. Đó chính là cái bắt tay. Nguyên tắc bắt tay sao cho tạo được ấn tượng tốt đẹp sẽ trở nên vô cùng hữu dụng, đặc biệt là khi bạn gặp gỡ đối tác, hoặc thậm chí cả đối thủ làm ăn.
Dưới đây sẽ là một số điều cần biết để có thể tạo ấn tượng tốt đẹp qua cái bắt tay mà tôi đã hoặc đọc loáng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng - Gây ấn tượng tốt từ cái bắt tay
Kỹ năng - Gây ấn tượng tốt từ cái
bắt tay
Có một thứ quyền lực vô hình ngay trong tầm tay bạn,
nhưng dường như chính vì nó vô hình nên không nhiều
người nắm bắt được những nguyên tắc của nó. Đó chính
là cái bắt tay. Nguyên tắc bắt tay sao cho tạo được ấn
tượng tốt đẹp sẽ trở nên vô cùng hữu dụng, đặc biệt là
khi bạn gặp gỡ đối tác, hoặc thậm chí cả đối thủ làm ăn.
Dưới đây sẽ là một số điều cần biết để có thể tạo ấn tượng tốt đẹp qua cái bắt
tay mà tôi đã hoặc đọc loáng thoáng ở đâu đó, hoặc rút ra được từ kinh
nghiệm thực tế.
1. Ai là người chủ động
Trong khi gặp gỡ, nói chung, người có tuổi hoặc có địa vị xã hội cao hơn
thường là người chủ động chìa tay ra bắt, ví dụ như Giám đốc bắt tay các
trưởng phòng, hoặc nhân vật được phỏng vấn bắt tay các phóng viên. Trong
trường hợp đại diện hai bên đối tác đều ngang hàng, bên chủ nhà cũng sẽ là
bên chủ động bắt tay trước.
Tuy thế, đôi khi chính việc người khác mở rộng tay ra bắt trước, bất kể địa
vị xã hội, cũng là một cách gây ấn tượng về sự tự tin và táo bạo.
2. Hãy đứng khi bắt tay
Đứng khi bắt tay gần như là một yêu cầu bắt buộc. Khi bạn đang ngồi mà có
một người khác chìa tay ra bắt, hãy đứng lên và nắm lấy tay họ, thay vì tiếp
tục ngồi và để đối tác phải cúi người xuống. Tất nhiên, trừ trường hợp hạn
chế về thể chất như bạn đang ốm nặng, không thể đứng lên được, hoặc
không thể di chuyển được, còn thì tư thế bắt tay đúng nhất là tư thế đứng
thẳng.
3. Giao tiếp cơ thể
Khi bắt tay, cần có một sự tiếp xúc giữa phần khum của lòng bàn tay và mặt
trong của các ngón tay với đối tác. Sau khi nắm tay và lắc vài lần, ánh mắt
của bạn và của đối tác phải gặp nhau và duy trì sự kết nối trực tiếp.
Đừng bắt tay quá lỏng lẻo, nhưng cũng đừng nắm quá chặt và khiến đối tác
của bạn phải rú lên vì đau. Người ta cho rằng cái bắt tay sẽ nói lên tính cách
và con người của bạn. Người bắt tay nhẹ và không có lực thường là người
hay lo lắng, hời hợt, còn người bắt tay chặt là người mạnh mẽ, đầy nhiệt
huyết. Tuy nhiên, bắt tay quá chặt thì lại thành thất thố.
4. Thời điểm đúng
Hãy bắt đầu bắt tay ngay sau khi đã tự giới thiệu. Đừng vì quá tập trung vào
việc giới thiệu bàn tay của mình hơn chính bản thân mình.
Đừng giữ tay đối tác quá lâu. Thông thường, người ta sẽ nắm tay và lắc
trong khoảng 3-4 nhịp là vừa đủ. Giữ tay đối tác, nhất là đối tác nữ quá lâu
thì quả là bất lịch sự.
Ngay khi gặp gỡ lần đầu tiên, cái bắt tay của bạn chính là một phương thức
mạnh mẽ để giới thiệu về con người bạn và gây ấn tượng với đối tác. Chính
vì vậy, hãy sử dụng nó thật hiệu quả, để đối tác thấy trước mặt mình là một
con người bản lĩnh, tự tin, chân thành và có thể tin tưởng được