Thông tin tài liệu:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT 1. Khái niệm: - Là quá trình mà một bên nhận ra quyền lợi của mình bị ảnh hưởng bởi một bên đối lập. - Xung đột có thể mang đến kết quả tích cực hoặc tiêu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
1. Khái niệm:
- Là quá trình mà một bên nhận ra quyền lợi của mình bị ảnh
hưởng bởi một bên đối lập.
- Xung đột có thể mang đến kết quả tích cực hoặc tiêu cực
tùy vào bản chất và cường độ.
2. Nguyên nhân:
- Mục tiêu không thống nhất.
- Bị cản trở bởi người khác.
- Căng thẳng tâm lý, áp lực đến từ nhiều nguyên nhân.
- Sự mơ hồ về phạm vi quyền lực.
- Giao tiếp bị sai lệch…
3. Ý nghĩa của giải quyết xung đột:
- Xung đột là hiện tượng tự nhiêm mà không tự mất đi.
- Xung đột có thể mang lại nhiều sự bất lợi.
- Xung đột có thể tạo ra những xung đột khác hoặc lớn hơn.
4. Các phương pháp giải quyết xung đột:
4.1. Cạnh tranh:
- Nguyên nhân xuất phát xung đột không lâu dài
- Khi muốn giải quyết nhanh chóng
- Khi biết chắc mình đúng
- Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng.
4.2. Hợp tác:
- Đảm bảo quyền lợi hai bên.
- Tạo dựng mối quan hệ lâu dài.
- Học hỏi, thử nghiệm, trao đổi kinh nghiệm.
4.3. Lẩn tránh:
- Vấn đề xung đột không nghiêm trọng.
- Quyền lợi không liên quan đến mình.
- Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích mang lại.
- Cần tìm hiểu thêm thông tin.
- Người thứ 3 có thể giải quyết tốt hơn.
4.4. Nhượng bộ: (Thường cấp trên nhường cấp dưới)
- Khi không chắc mình đúng.
- Giư mối quan hệ cho các vấn đề khác quan trọng hơn.
- Đấu tranh tiếp tục sẽ có hại (Cho dù chưa giải quy61t được
vấn đề)
- Vấn đề đó không thể loại bỏ.
4.5. Phương pháp thỏa hiệp (Thường là 2 nhóm, 2 công ty, 2
trường phái)
- Vấn đề tương dối lớn và 2 bên đều khăng khăng với mục
tiêu của mình.
- Cần có nhưng giải pháp tạm thời.
Đôi khi đây là giải pháp cuối cùng để tốt cho cả 2 bên.
5. Nguyên tắc chung:
- Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác.
- Không thể áp dụng cùng lúc các nguyên tắc.
- Áp dụng các nguyên tắc tùy thời hoàn cảnh.
- Trong trường hợp hầu hết các quyền lợi đều mâu thuẫn: áp
dụng pp lẩn tránh cạnh tranh.
- Trong trường hơp chung các quyền lợi: áp dụng pp nhượng
bộ Hợp tác thỏa hiệp.
6. Bốn nguyên tắc vàng:
- Trấn tĩnh (Im lặng trong giây lát, Hít thở sâu và kiểm soát tự
tin)
- Chọn thời gian phù hợp.
- Chuẩn bị giọng điệu với mục đích xây dựng.
- Xem lại thái độ và kỹ năng giao tiếp.
7. Những lời khuyên cần thiết:
- Hãy thu thập đủ thông tin và trao đổi với những người có
nhiều kinh nhiệm giải quyết xung đột.
- Cùng đối phương đến một nơi riêng tư, tìm ra điểm mấu cốt
của xung đột, không bới móc, không luận tội. (Nếu bạn muốn
vậy thì không thể giải quyết mâu thuẫn mà là đào sâu mâu
thuẫn).
- Mỗi bên tự nguyện làm những gì có thể để giải quyết mâu
thuẫn với nha.
- Học cách hiểu người khác trước khi muốn người khác hiểu
mình.
Việc gì mình không muốn thì đừng bắt người khác phải làm.