Danh mục

Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 16

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.85 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trẻ khiếm thính có thể nghe, nói nếu sớm đeo máy trợ thínhViệc đeo máy trợ thính sớm giúp trẻ nghe, hiểu và phát triển được các kỹ năng giao tiếp thông thường. Nhờ đó, trẻ điếc có thể theo học cùng lớp với trẻ bình thường với các điều kiện: chỗ ngồi gần giáo viên, nhìn được khẩu hình giáo viên, gia đình hợp tác tốt với giáo viên. Kết luận này được đưa ra trong Hội nghị quốc gia Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Hội nghị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 16 Trẻ khiếm thính có thể nghe, nói nếu sớm đeo máy trợ thính Việc đeo máy trợ thính sớm giúp trẻ nghe, hiểu và phát triển được các kỹnăng giao tiếp thông thường. Nhờ đó, trẻ điếc có thể theo học cùng lớp với trẻbình thường với các điều kiện: chỗ ngồi gần giáo viên, nhìn được khẩu hình giáoviên, gia đình hợp tác tốt với giáo viên. Kết luận này được đưa ra trong Hội nghị quốc gia Can thiệp sớm cho trẻkhiếm thính, được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Hội nghị cũng cho biết,dự án Hỗ trợ và phát triển can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính Việt Nam đã đượctiến hành gần 3 năm nay, do Hà Lan tài trợ. Vai trò quan trọng của phát triển ngôn ngữ Vai trò quan trọng của phát triển ngôn ngữ Khi bé tròn một tuổi là giai đoạn “ngôn ngữ hoạt động” do hệ thống phátâm đã trưởng thành, biểu hiện sự phát triển cao nhất của chức năng não bộ. Sựphát triển ngôn ngữ sẽ giúp bé học hỏi, tư duy và đóng vai trò quyết định đối vớisự nghiệp của bé sau này. Bố mẹ cần gần gũi, động viên và kiên nhẫn tập luyệnvới bé trong những năm đầu tiên.  Giúp bé chơi trò phát âm “ba” “mẹ” “bà” và những người thân thuộc trong gia đình. Luôn khích lệ để phản ứng này được củng cố.  Chỉ những vật dụng hàng ngày quen thuộc và yêu cầu bé gọitên.  Cho bé tập nói chuyện với người thân qua điện thoại.  Nói chuyện với bé thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày,giải thích cho bé biết mình đang làm gì. Nói rõ và chậm, luôn giữ khoảngcách để bé có thể nghe rõ từng âm.  Sai khiến bé với những mệnh lệnh đơn giản như ngồi xuống,đứng lên, lấy ly, muỗng, chén... với những lời cám ơn và khen ngợi bé đểgiúp bé phối hợp nhuần nhuyễn giữa động tác và ngôn ngữ.  Dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn giản, nhấn các trọng âm quan trọngkhi nói chuyện với bé.  Phát âm chậm, rõ và yêu cầu bé lập lại khi bé phát âm sai.  Đọc sách cho bé nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ (chúý chọn truyện tranh về các loài vật, cổ tích...) để giúp bé tư duy và làm quenvới vốn từ ngữ rộng hơn.  Kể chuyện với âm điệu truyền cảm cho bé nghe lúc rảnh rỗi,cuốn hút bé vào câu chuyện với những âm điệu trầm bổng giúp bé pháttriển trí nhớ.  Cho bé xem hoặc nghe các chương trình ca nhạc thiếu nhi,chỉ cho bé hát theo giúp bé làm quen với lời hát và cường độ âm thanh khácnhau. Sự tiếp nhận âm thanh, ngôn ngữ là nền tảng cho kỹ năng nghe vàhọc các loại ngôn ngữ khác nhau của bé sau này. Dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ngôn ngữ.Bé cần có một chế độ dinh dưỡng tốt để cơ thể và nhất là chức năng não bộ có thểhoạt động tốt giúp bé phát triển tối ưu khả năng nghe, hiểu và nói ở giai đoạn này. Với trẻ con, chơi là học Nhiều nghiên cứu chứng mình rằng chơi đùa không phải là một việc tựđộng. Học và chơi nâng cao các kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau của bé. Điềunày rất hữu ích cho tương lai của bé. Chơi rất quan trọng đối với sự phát triển của bé: Bé rất thích được chơi đùa nhiều. Bạn sẽ có dịp hiểu biết con mình nhiềuhơn khi bạn thay đồ cho bé, cho bé tắm, cho bé ăn, khi nói chuyện, hát với bé cũngnhư khi cùng bé đùa với các đồ chơi và trò chơi. Mặc khác, con bạn có thể học hỏitừ bạn nhiều điều mới lạ qua các công việc hàng ngày hoặc qua việc nô đùa. Các nghiên cứu chứng minh rằng chơi đùa không phải là một việc tự động.Chơi và học giúp bé nâng cao những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau và nhữngđiều này thật hữu ích cho tương lai của bé. Để việc chơi đùa thật sự có ích cho concủa bạn, có một vài điểm cha mẹ không được quên:  Thu xếp một sân chơi cho bé thật thuận lợi và an toàn, vệ sinh. Trong khu vực có trẻ em không được hút thuốc lá.  Cho bé mặc quần áo và tã lót vừa vặn, giúp bé chơi thoải mái và cử động tự do.  Cho bé chơi các đồ chơi thích hợp với lứa tuổi và sự phát triển của bé, các đồ chơi khơi dậy sự hào hứng và đáp ứng nhu cầu phát triển, học hỏi của bé. Nên nhớ rằng cha mẹ, anh chị trong nhà là đối tượng vui đùa thích thúđầu tiên của bé:  Cùng hồ hởi với bé khi bé nhận ra hình dáng. Màu sắc, âm thanh và các kết cấu, những gì liên quan đến việc rèn luyện cho bé những kỹ năng mới.  Coi chừng những sản phẩm đồ chơi mang độc tố.  Dành thời gian chơi với con bạn một cách kiên nhẫn, cùng vui mừng với bé trước những thành công nho nhỏ của nó.  Trông không cho bé gần với thú nuôi trong nhà. Đừng bỏ bé một mình với thú.  Chơi đùa với bé càng nhiều càng tốt dù không có đồ chơi. Chơi là học: Chơi đùa có thể kích thích trẻ phát triển trong mọi lãnh vực. Mỗi loại đồchơi khác nhau đều giúp trẻ phát huy được những kỹ năng và kinh nghiệm khácnhau. Làm sao biết khi nào bé sẵn sàng chơi với bạn? Khi đó, bé tỉnh táo và rất thoải mái, mắt mở to và ánh mắt long lanh. Cánhtay bé dang rộng hướng về phía bạn. Cả khuôn mặt bé rạng rỡ và toét miệng cười.Khi bé cảm thấy thật sự phấn chấn, bé vẫy cả hai tay và đá chân. Trẻ cũng biết thủthỉ và lên tiếng ríu rít cũng như cười lớn để truyền cảm giác vui sướng trước bốntháng tuổi. Đây chính là cơ hội để bạn có thể vui đùa với bé. Hãy áp mặt bạn sátvào bé. Hãy bế bé lên, vuốt ve và cười với bé. Để tránh sự kích thích quá mức, chỉnên cho bé chơi thật vui mỗi lần khoảng từ một đến hai phút. Vui chơi để phát triển khả năng toán học Vui chơi để phát triển khả năng toán học Trẻ em những năm đầu tiểu học vẫn phải dựa trên kỹ năng toán học cơ bảnnhư cộng, trừ những phép tính hai chữ số, xem giờ và đếm tiền. Ngoài ra chúngcòn học cách nhân, chi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: