Kỹ năng sáng tạo bằng 06 kiểu kích thích
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 199.43 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bất kì một sự sáng tạo nào cũng đều đi qua ba bước hay ba giai đoạn:
Bước 1: Chọn tiêu điểm và mổ xẻ tiêu điểm thành các yếu tố hoặc các đặc điểm. Bình thường thì có thể các bạn sẽ bóc tiêu điểm theo các đặc điểm điểm của nó, tuy nhiên thì theo một số học giả và giáo sư thì nên bóc tiêu điểm theo ba lớp:
•
Lớp 1: Thị trường. Nếu bóc theo lớp thị trường, các bạn có thể tham khảo các thông số sau: Nhu cầu, mục tiêu, thời gian, địa điểm, tình huống,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng sáng tạo bằng 06 kiểu kích thích Kỹ năng sáng tạo bằng 06 kiểu kích thích Bất kì một sự sáng tạo nào cũng đều đi qua ba bước hay ba giai đoạn: Bước 1: Chọn tiêu điểm và mổ xẻ tiêu điểm thành các yếu tố hoặc các đặc điểm. Bình thường thì có thể các bạn sẽ bóc tiêu điểm theo các đặc điểm điểm của nó, tuy nhiên thì theo một số học giả và giáo sư thì nên bóc tiêu điểm theo ba lớp: • Lớp 1: Thị trường. Nếu bóc theo lớp thị trường, các bạn có thể tham khảo các thông số sau: Nhu cầu, mục tiêu, thời gian, địa điểm, tình huống, hoạt động. • Lớp 2: Sản phẩm. Các yếu tố: Đặc điểm hình ảnh, đặc điểm bao bì, thuộc tính sản phẩm, hoàn cảnh sử dụng, hoàn cảnh mua sắm. • Lớp 3: Các tổ hợp tiếp thị. Tham khảo: Cách định giá, Cách phân phối, cách truyền thông về sàn phẩm. • Ngay sau khi bóc tách hay còn gọi là mổ xẻ sản phẩm xong, chúng ta chuyển sang bước 2: Bước 2: Kích thích tiêu điểm. • Kỹ thuật kích thích: • Liên kết • Thay thế • Đảo ngược • Cường điệu • Loại bỏ/giảm thiểu • Đảo lại thứ tự Đầu tiên là chọn một yếu tố trong bước 1 vừa bóc tách được, chọn một kỹ thuật kích thích và tác động lên yếu tố đó. Sau khi kích thích xong, sản phẩm đó sẽ không thể sử dụng bình thường được, chúng ta gọi đó là sự đứt quãng của logic cũ. Đây chính là cơ sở của sự sáng tạo. Nhưng không cần lo lắng là nó sẽ bị đứt quãng hay là bị phá vỡ thế nào, chúng ta chuyển qua bước 3. Bước 3: Làm liền mạch đứt quãng. Sau khi tạo ra sự đứt quãng trong tư duy logic của tiêu điểm mà chúng ta đã chọn, bước 3 là bước quan trọng nhất và mỗi người sẽ có một cách khác nhau để làm liền mạch logic lại. Đầu tiên cần tìm kiếm một giá trị tích cực do sự đứt quãng gây ra. Trước hết hãy hỏi ba câu hỏi sau để tạo sự định hướng và khơi gợi: • Cái quái đản này (tức là tiêu điểm sau khi bị kích thích) có thể dùng vào việc gì? • Cái quái đản này sẽ phát huy tác dụng trong những tình huống nào? • Cái quái đản này sẽ có thể làm cho ai thích thú? Và có kỹ thuật phổ biến để tìm kiếm giá trị tích cực và nối liền mạch logic: 1. Đi theo quá trình mua sắm hoặc sử dụng của sản phẩm hay dịch vụ (sau khi đã bị kích thích). 2. Rút ra công dụng đặc biệt từ sự kích thích và tìm kiếm các yếu tố bổ sung để duy trì công dụng đó. 3. Tìm kiếm một tập hợp khác phù hợp với logic đã bị kích thích khiến ta thấy rõ cái gì có lợi (hay giá trị tích cực). Chú ý quan trọng: Mỗi người khi thực hiện các kỹ thuật trên sẽ tìm ra một giá trị tích cực khác nhau, cần ghi lại toàn bộ các giá trị này, dù nó có hữu ích hay không. Sau khi rút ra giá trị tích cực, bổ sung hoặc thay đổi sản phẩm để duy trì hoặc làm bật giá trị tích cực đó lên. Đó là lúc chúng ta có thể thấy được một hình ảnh sản phẩm hay dịch vụ mới mà chúng ta vừa tạo ra. Sau khi học bài học về kỹ thuật sáng tạo trên, chúng ta có thể thấy một số điểm sau: 1. Càng tư duy theo hướng tích cực thì càng sáng tạo. 2. Một con người hài hước (hay kể chuyện hài hước, hay sáng tác hài hước, hoặc hay cười ...ngớ ngẩn) là những người rất hay phá vỡ tư duy logic cũ. Có thể thấy toàn bộ các câu chuyện cười đều là sự phá vỡ logic cũ để đến một logic mới mà người đọc ko ngờ tới. 3. Một người có óc sáng tạo thì luôn luôn khá hài hước. 4. Người hài hước - vui vẻ thường nhìn nhận vấn đề rất tích cực. Chính vì vậy, để tập luyện tư duy sáng tạo, chúng ta hãy nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng dưới nhiều góc độ và tìm kiếm những mặt tích cực của nó. Ngoài ra thì bạn cũng nên tập luyện việc phá vỡ logic bằng cách sáng tác chuyện cười hay pha trò cười trong những lúc vui chơi tập thể. Chúng sẽ giúp cho tư duy sáng tạo phát triển. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng sáng tạo bằng 06 kiểu kích thích Kỹ năng sáng tạo bằng 06 kiểu kích thích Bất kì một sự sáng tạo nào cũng đều đi qua ba bước hay ba giai đoạn: Bước 1: Chọn tiêu điểm và mổ xẻ tiêu điểm thành các yếu tố hoặc các đặc điểm. Bình thường thì có thể các bạn sẽ bóc tiêu điểm theo các đặc điểm điểm của nó, tuy nhiên thì theo một số học giả và giáo sư thì nên bóc tiêu điểm theo ba lớp: • Lớp 1: Thị trường. Nếu bóc theo lớp thị trường, các bạn có thể tham khảo các thông số sau: Nhu cầu, mục tiêu, thời gian, địa điểm, tình huống, hoạt động. • Lớp 2: Sản phẩm. Các yếu tố: Đặc điểm hình ảnh, đặc điểm bao bì, thuộc tính sản phẩm, hoàn cảnh sử dụng, hoàn cảnh mua sắm. • Lớp 3: Các tổ hợp tiếp thị. Tham khảo: Cách định giá, Cách phân phối, cách truyền thông về sàn phẩm. • Ngay sau khi bóc tách hay còn gọi là mổ xẻ sản phẩm xong, chúng ta chuyển sang bước 2: Bước 2: Kích thích tiêu điểm. • Kỹ thuật kích thích: • Liên kết • Thay thế • Đảo ngược • Cường điệu • Loại bỏ/giảm thiểu • Đảo lại thứ tự Đầu tiên là chọn một yếu tố trong bước 1 vừa bóc tách được, chọn một kỹ thuật kích thích và tác động lên yếu tố đó. Sau khi kích thích xong, sản phẩm đó sẽ không thể sử dụng bình thường được, chúng ta gọi đó là sự đứt quãng của logic cũ. Đây chính là cơ sở của sự sáng tạo. Nhưng không cần lo lắng là nó sẽ bị đứt quãng hay là bị phá vỡ thế nào, chúng ta chuyển qua bước 3. Bước 3: Làm liền mạch đứt quãng. Sau khi tạo ra sự đứt quãng trong tư duy logic của tiêu điểm mà chúng ta đã chọn, bước 3 là bước quan trọng nhất và mỗi người sẽ có một cách khác nhau để làm liền mạch logic lại. Đầu tiên cần tìm kiếm một giá trị tích cực do sự đứt quãng gây ra. Trước hết hãy hỏi ba câu hỏi sau để tạo sự định hướng và khơi gợi: • Cái quái đản này (tức là tiêu điểm sau khi bị kích thích) có thể dùng vào việc gì? • Cái quái đản này sẽ phát huy tác dụng trong những tình huống nào? • Cái quái đản này sẽ có thể làm cho ai thích thú? Và có kỹ thuật phổ biến để tìm kiếm giá trị tích cực và nối liền mạch logic: 1. Đi theo quá trình mua sắm hoặc sử dụng của sản phẩm hay dịch vụ (sau khi đã bị kích thích). 2. Rút ra công dụng đặc biệt từ sự kích thích và tìm kiếm các yếu tố bổ sung để duy trì công dụng đó. 3. Tìm kiếm một tập hợp khác phù hợp với logic đã bị kích thích khiến ta thấy rõ cái gì có lợi (hay giá trị tích cực). Chú ý quan trọng: Mỗi người khi thực hiện các kỹ thuật trên sẽ tìm ra một giá trị tích cực khác nhau, cần ghi lại toàn bộ các giá trị này, dù nó có hữu ích hay không. Sau khi rút ra giá trị tích cực, bổ sung hoặc thay đổi sản phẩm để duy trì hoặc làm bật giá trị tích cực đó lên. Đó là lúc chúng ta có thể thấy được một hình ảnh sản phẩm hay dịch vụ mới mà chúng ta vừa tạo ra. Sau khi học bài học về kỹ thuật sáng tạo trên, chúng ta có thể thấy một số điểm sau: 1. Càng tư duy theo hướng tích cực thì càng sáng tạo. 2. Một con người hài hước (hay kể chuyện hài hước, hay sáng tác hài hước, hoặc hay cười ...ngớ ngẩn) là những người rất hay phá vỡ tư duy logic cũ. Có thể thấy toàn bộ các câu chuyện cười đều là sự phá vỡ logic cũ để đến một logic mới mà người đọc ko ngờ tới. 3. Một người có óc sáng tạo thì luôn luôn khá hài hước. 4. Người hài hước - vui vẻ thường nhìn nhận vấn đề rất tích cực. Chính vì vậy, để tập luyện tư duy sáng tạo, chúng ta hãy nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng dưới nhiều góc độ và tìm kiếm những mặt tích cực của nó. Ngoài ra thì bạn cũng nên tập luyện việc phá vỡ logic bằng cách sáng tác chuyện cười hay pha trò cười trong những lúc vui chơi tập thể. Chúng sẽ giúp cho tư duy sáng tạo phát triển. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng mềm tâm lý nghệ thuật sống kỹ năng tư duy Kỹ năng sáng tạo bằng 06 kiểu kích thíchTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 779 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 422 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 385 0 0 -
10 trang 326 0 0
-
Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 1 - PGS.TS Lê Thanh Sơn
103 trang 311 1 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 307 0 0 -
17 trang 300 0 0
-
124 trang 296 1 0
-
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 294 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 236 0 0