Danh mục

Kỹ năng Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong part 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.53 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người giáo viên TPT Đội với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. (Báo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong part 1 Kỹ năng , nghiệp vụ Tổng phụ trách Đội TNTP trong trường THCS Người giáo viên TPT Đội với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. (Báo cáo chính trị- Đạ i hội Đảng lần thứ IX ). Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được xem là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam hành động cho những người làm công tác giáo dục thế hệ trẻ sau này: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. ( Hồ Chí Minh ) Ngày nay, thế giới đang diễn biến theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa. Để giải quyết tốt những vấn đề cơ bản đang đặt ra trong thực tiễn, trong đó có công tác bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ thì đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải luôn tự chủ, đổi mới và không ngừng sáng tạo, biết gắn lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với người giáo viên Tổng phụ trách Đội-những người làm công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên-nhi đồng thì phải thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm, phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh để kiên định mục tiêu, giáo dục lý tưởng, lòng yêu nước, đạo đức cách mạng, hình thành nhân cách toàn diện cho các em. Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh : “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là : chăm lo, dạy dỗ con em nhân dân thành công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. Vì vậy , khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục thiếu nhi, người giáo viên Tổng phụ trách Đội cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau : - Trước hết, phải chú trọng bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho các em : Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng của những người làm công tác giáo dục. Người từng dạy : “Trong giáo dục, không những có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng”; hoặc “Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”. Qua lời dạy của Người, ta nhận thấy mục đích của giáo dục là đào tạo cán bộ cho cách mạng, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước để kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Liên hệ đến mục tiêu giáo dục của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là : “Giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt, cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh”. Vì vậy khi giáo dục cho thiếu nhi, người GV TPT Đội phải giúp cho các em tinh thần yêu nước, tinh thần phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân mà cụ thể nhất là hướng các em đến : “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” ( 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên-nhi đồng) Nhưng Bác cũng dạy : “Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không lao động thì chỉ là lời nói suông”, và với thiếu nhi thì Bác khuyên : “Tuổi các cháu còn nhỏ thì làm những công việc nhỏ: nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”. Như vậy, ngoài việc giáo dục đạo đức cho các em thì người GV TPT Đội cần phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng cho các em thái độ, tình cảm yêu lao động bằng những việc làm cụ thể, thiết thực thông qua các hoạt động ở liên đội và trên địa bàn dân cư. - Khi tổ chức giáo dục các em, phải chú trọng giáo dục các mặt một cách toàn diện Hồ Chí Minh xác định : “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt”, “... giáo dục thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên”. Mục tiêu giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh là giáo dục các em trên tất cả các mặt : trí, đức, thể, mĩ. Vì vậy khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục thiếu nhi, người GV TPT Đội phải chú ý đến công tác giáo dục toàn diện cho các em, tập trung vào những nội dung cơ bản sau : Giáo dục các em về truyền thống dân tộc : thông qua các hoạt động Đội, các ngày lễ chủ điểm giáo dục cho các em về những truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường, tinh thần đoàn kết, cần cù, dũng cảm, thông minh...của dân tộc Việt Nam.Từ đó khơi dậy cho các em tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, phấn đấu rèn đức-luyện tài để xứng đáng với truyền thống của dân tộc. Như lời khuyên của Bác : “Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là chủ nhân của nước nhà, của thế giới”. Và Bác cũng căn dặn : “Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải học tập, học tập là một việc phải làm suốt đời” và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ...

Tài liệu được xem nhiều: