Danh mục

Kỹ năng xã hội của trẻ khuyết tật trí tuệ ở các cơ sở giáo dục đặc biệt, thành phố Huế

Số trang: 13      Loại file: doc      Dung lượng: 306.19 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Kỹ năng xã hội của trẻ khuyết tật trí tuệ ở các cơ sở giáo dục đặc biệt, thành phố Huế trình bày: Kết quả khảo sát thực trạng KNXH của trẻ KTTT tại một số cơ sở giáo dục đặc biệt trên địa bàn Thành phố Huế được trình bày trong bài báo này là cơ sở thực tiễn hữu ích cho giáo viên, phụ huynh để xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng xã hội của trẻ khuyết tật trí tuệ ở các cơ sở giáo dục đặc biệt, thành phố Huế KỸ NĂNG XàHỘI CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT, THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Trung tâm Tịnh Trúc Gia, Thành phố Huế TRẦN THỊ TÚ ANH Trường Đại học Sư phạm ­ Đại học Huế Tóm tắt: Kỹ  năng xã hội (KNXH) là tập hợp các kĩ năng cần thiết đem   lại sự  thành công trong giao tiếp, hợp tác và hòa nhập, thích nghi với xã   hội. Chính vì vậy, quan tâm đến KNXH của trẻ là một yêu cầu quan trọng   trong giáo dục nói chung và giáo dục đặc biệt cho trẻ  khuyết tật trí tuệ  (KTTT) nói riêng. Kết quả  khảo sát thực trạng KNXH của trẻ  KTTT tại   một số  cơ  sở  giáo dục đặc biệt trên địa bàn Thành phố  Huế  được trình   bày trong bài báo này là cơ sở thực tiễn hữu ích cho giáo viên, phụ  huynh  để xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm phát triển KNXH cho trẻ KTTT.  1. ĐẶT VẤN ĐỀ KNXH là tập hợp các kĩ năng, cho phép chúng ta giao tiếp, hợp tác và hòa nhập, thích  nghi với xã hội một cách hiệu quả. Trong đó, sự  phù hợp về  hành vi giao tiếp,  ứng   xử của mỗi cá nhân là yêu cầu quan trọng. Để có được KNXH, mỗi cá nhân phải học  tập và rèn luyện hình thành kỹ  năng ngay từ  nhỏ  và tiếp tục trau dồi, phát triển   thường xuyên. Hiện nay, trẻ  KTTT  ở  nước ta chiếm một tỷ lệ khá cao, khoảng 30%, trong số  trẻ  khuyết tật. Đây là dạng khuyết tật có những hạn chế  lớn trong khả năng thực hiện  các chức năng khác nhau nên thường gây ra nhiều lúng túng, khó khăn cho giáo viên  trong quá trình dạy học và giáo dục. Trẻ thường tiếp thu chậm và khó khăn do chức   năng hoạt động trí tuệ bị hạn chế, kéo theo mức độ phát triển KNXH thiếu hụt. Do   vậy, những người làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ  KTTT cần quan tâm đến  KNXH của trẻ, giúp trẻ nâng cao khả năng thích ứng với cộng đồng xã hội. Để  làm  được điều này, việc xác định mức độ phát triển KNXH của trẻ là đặc biệt cần thiết,   từ đó giúp các nhà chuyên môn, giáo viên và cha mẹ trẻ tìm ra các biện pháp giáo dục  phù hợp nhằm phát triển KNXH, từ đó, nâng cao khả năng thích ứng của trẻ.  Huế  là địa bàn có khá nhiều trẻ  KTTT. Cộng đồng xã hội nói chung và ngành giáo   dục đặc biệt nói riêng đã quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ  nhiều hơn trước. Tuy   nhiên, thực tế  cho thấy, vấn đề  chẩn đoán KNXH, từ  đó giáo dục KNXH cho trẻ  KTTT chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải   nghiên cứu thực trạng KNXH của trẻ  KTTT tại các cơ  sở  GDĐB Thành phố  Huế,   Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859­1612, Số 04(24)/2012: tr. 124­133 125 NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN – TRẦN THỊ TÚ ANH cung cấp những cơ  sở  thực tiễn cần thiết  để  xác định các biện pháp phát triển   KNXH cho nhóm trẻ này. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu: 30 trẻ KTTT  ở các cơ sở giáo dục đặc biệt Thành phố  Huế,   gồm Trường chuyên biệt Tương Lai (6 trẻ), Trường Tiểu học Thuận Thành (12 trẻ),  Trường Tiểu học An Phú (4 trẻ), Trường Tiểu học số 1 An Đông (5 trẻ) và Trường  Tiểu học Kim Long (3 trẻ).  Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã sử dụng Thang đo hành vi thích ứng ABS­S:2   (Adaptive   Behavior   Scale   –   School,   2nd   Edition)   của   Lambert,   Nihira,   Leland   [1],   được AAMR phát hành năm 1993 để  đánh giá KNXH của trẻ  KTTT. Thang đo đã  được Việt hóa và sử  dụng để  đánh giá mức độ  hành vi thích  ứng của trẻ  KTTT  ở  Việt Nam [2] [3]  [4]. Bên cạnh đó, trắc nghiệm Raven màu và trắc nghiệm vẽ hình   người của Goodenough cũng được sử dụng để xác định mức độ phát triển trí tuệ của   trẻ KTTT. Thang đo ABS­S:2 gồm hai phần: Phần 1: nhằm đánh giá các kĩ năng  ứng xử  quan trọng đối với khả  năng tự  lập và   trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Phần này gồm 9 lĩnh vực   lớn (kí hiệu bằng chữ số La mã) với 18 lĩnh vực nhỏ (kí hiệu bằng các chữ cái), mỗi  lĩnh vực nhỏ  lại có các item tương  ứng. Trong đó, để  xác định mức độ  phát triển  KNXH của trẻ KTTT, chúng tôi sử dụng các lĩnh vực sau: IV. Phát triển ngôn ngữ VII. Tự điều khiển VIII. Trách nhiệm IX. Xã hội hóa Phần 2: Phần này gồm các hành vi ứng xử xã hội trong 7 lĩnh vực, đánh giá các hành  vi thích nghi có liên quan tới dạng biểu hiện nhân cách và các dạng rối nhiễu. Cả 7   lĩnh vực này đều được sử dụng để xác định mức độ phát triển KNXH của trẻ KTTT: X. Ứng xử xã hội XIV. Hành vi tự lạm dụng XI. Sự tuân lệnh XV. Liên kết xã hội XII. Mức độ tin cậy XVI. Hành vi quấy rối cá nhân XIII. Các hành vi rập khuôn v ...

Tài liệu được xem nhiều: