Danh mục

Kỷ niệm về cô gái tóc bôm bê

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.04 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào những ngày cao điểm của chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, tôi đến bệnh xá quân y của Phân khu 1 để viết về một thương binh mới chuyển vào cách đây hơn một tuần. Theo như Phòng chính trị giới thiệu thì đó là một nữ chiến sĩ biệt động vừa lập được một chiến công kỳ diệu ngay trong lòng địch. Vừa đi tôi vừa sắp xếp trong đầu mình một dự kiến làm việc đặc biệt so với những lần đi khai thác tài liệu bình thường trước đây, lòng phân vân: cô ấy là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ niệm về cô gái tóc bôm bê Kỷ niệm về cô gái tóc bôm bê TRUYỆN NGẮN CỦA LAM GIANGVào những ngày cao điểm của chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, tôi đến bệnh xá quân ycủa Phân khu 1 để viết về một thương binh mới chuyển vào cách đây hơn một tuần. Theonhư Phòng chính trị giới thiệu thì đó là một nữ chiến sĩ biệt động vừa lập được một chiếncông kỳ diệu ngay trong lòng địch. Vừa đi tôi vừa sắp xếp trong đầu mình một dự kiếnlàm việc đặc biệt so với những lần đi khai thác tài liệu bình thường trước đây, lòng phânvân: cô ấy là ai nhỉ, là nữ chắc cũng hơi găng đây, mình sẽ bắt đầu như thế nào để đốitượng có cảm hứng kể ra những chi tiết đặc sắc nhất…- Ủa, đi đâu đấy Tám?Mải suy tính nên tôi cứ bước xăm xăm, gần đụng bác sĩ Việt mà không hay. Tôi vộingẩng lên trả lời:- Vào chỗ anh có chút việc.Bác sĩ Việt là trưởng bệnh xá này, anh mời tôi vào một căn “nhà khách” lợp tranh, trên cóche giàn rớ ngụy trang kín đáo, pha trà mời tôi uống. Trên bờ hai hố bom sâu hoắm gầnnhư dính vào nhau là các hầm ngủ, bên trên cũng có che giàn rớ ngụy trang. Các thươngbinh nhẹ đang chơi bài hoặc nằm trên võng chuyện gẫu với nhau. Giữa căn cứ là một câycầy cao lớn, tuổi tác, vòm lá hình mâm xôi tỏa rộng. Một chiến sĩ vệ binh đang ngồi trênđó quan sát địch từ xa. Tôi thấy vui mắt và yên tâm với cảnh sống phóng khoáng như dulịch trên bãi ủi này. Tôi trình bày ý định muốn gặp đồng chí thương binh nhưng chợt nghĩra một điều, tôi chậc lưỡi, nói dè dặt:- Cái này tôi hỏi thật anh nhá, sức khỏe đồng chí ấy thế nào, làm việc liệu có ảnh hưởnggì đối với nguyên tắc chuyên môn không?Việt cười hồn hậu và trả lời tôi bằng những câu nghe văn vẻ:- Cái đó anh khỏi lo, vết thương loại trung, nhưng khá rồi. Đặc biệt chiến thương là mộtcô gái can đảm - anh dừng lại một giây - sự can đảm khiến tôi ngạc nhiên và cảm phục.Gọi cô ta lên bây giờ được chớ?Trông chờ cô gái nên tôi không nói gì nữa, chỉ gật đầu. Có thể nói kẽ hở của thời gian lúcnày là những giây phút chờ đợi hồi hộp. Tôi bước nhẹ nhàng trong phòng, lãng đãng nhìnnhững tấm thiếc rực màu xanh đỏ dựng quanh lán, lấy từ các thùng đựng đồ của Mỹ,miệng lẩm nhẩm chuẩn bị lời lẽ cho cuộc tiếp xúc. Hai người đã đi lên. Bác sĩ Việt đitrước che khuất người đi sau. Tới trước của lán, anh né sang một bên và giới thiệu:- Chiến thương của tôi đấy, tạm “ bàn giao” cho nhà báo từ phút này.Thoáng nhìn mặt cô gái, mắt tôi như bị một luồng gió mạnh hắt vào nhòe đi, và có giâynào đó tôi không tin ở mắt mình: có lẽ nào như thế! Rồi tôi bật lên tiếng kêu thảng thốt:- Mai, Mai! Em là Mai đấy à, sao lại ở đây?Cô gái chớp mắt trông tôi, nhoẻn cười rất nhanh rồi cũng kêu lên :- Trời ơi! Anh Tám phải không?Chỉ thốt lên được mấy tiếng như thế rồi cô gái đứng lặng. Tôi cũng nín thinh và nghelòng mình cuộn lên xao xuyến. Đôi mắt đen mở to của Mai ươn ướt trông càng thêm sâuthẳm. Cả thân hình trẻ măng của cô gái tròn trĩnh trong bộ đồ kiểu nữ sinh làm tôi ngờngợ là mình bị mắc lầm. Nhưng mái tóc dày mượt uốn dờn dợn ôm lấy khuôn mặt bầubĩnh điểm làn môi tươi như cánh hoa kia thì tôi không làm sao quên được. Hàm răngtrắng đều tăm tắp tạo nên nụ cười cách đây hơn bốn năm đã gieo vào lòng tôi một kỷniệm day dứt không thể phai mờ về cái buổi chia tay trong một khu rừng chồi. Đó là nụcười cuối cùng của cô bé tuổi ô mai như gửi theo tôi một niềm tin chiến thắng.Đứng bên kia hố bom, bác sĩ Việt và anh em thương binh đều chứng kiến cuộc hội ngộkỳ lạ này. Và hình như họ cảm thông sâu sắc với chúng tôi: âu đó cũng là chuyện bìnhthường trong chiến tranh.Những loạt pháo nổ uỳnh oàng phía sông Sài Gòn vọng vào nghe dễ giận. Nó gây mộtcảm giác không yên ổn cho con người. Dưới tán cây trăm lang xanh rợp, mấy chú chimvẫn chí chóe quần giỡn nhau không chán. Những trái cây chín rục cứ đủng đỉnh rơixuống một cách vô tư. Tôi sững sờ nhìn Mai, và trong khoảnh khắc kỷ niệm cuồn cuộndâng lên. Tôi cố dằn cảm xúc để trở lại với cuộc giao tiếp dở dang:- Kìa Mai, ngồi xuống. Anh đến đây để gặp một thương binh làm việc, không dè lại hóara em. Tôi mở đầu vụng về như thế và quên khuấy đi những thủ tục thông thường củangười phóng viên mặt trận. Nhưng Mai lại bình tĩnh nói với tôi:- Em không hiểu là anh định làm gì. Anh Ba Việt nói loáng thoáng gì đó về chuyện nhàvăn, nhà báo, em nghe chưa kịp - Mai cười, nụ cười như xoáy mạnh vào tim tôi - Emcũng không ngờ lạ được gặp anh, mà gặp trong hoàn cảnh này lại càng không ngờ. Ôi,sao anh có vẻ người lớn vậy, chút xíu nữa em không nhận ra đấy.Tôi bưng miệng cười :- Người lớn cứng đi chứ. Năm nay hăm mấy rồi còn gì.Thực tình mà nói, lúc này ngồi bên Mai, tôi không thấy được tự nhiên cho lắm vì càngtrông càng thấy Mai lớn ra, đẹp hơn. Sòng phẳng thì Mai vẫn là em nhưng tôi không thểđùa giỡn như bốn năm trước khi ở trong nhà cô. Hồi đó Mai còn nhỏ và ngây thơ như chúchim vàng anh. Trên tấm dạt trải bằng những chiếc bồng Mỹ khâu nố ...

Tài liệu được xem nhiều: