Ký sự phản ánh con người, sự kiện thông qua các thủ pháp nghệ thuật, sức mạnh của nó cũng là ở chi tiết. Việc chọn con người, sự kiện điển hình thông qua chi tiết có thật làm cho tác phẩm có sức truyền cảm mà không dùng các biện pháp điển hình hoá, nhân cách hoá của văn học. Trong ký sự, bố cục tuân theo lôgic của tình cảm, sự sáng tạo mà không tuân theo quy luật của tư duy thực tế. Con người, nhân vật trong ký sự không phải là sự tổng hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH1, Những vấn đề chung về ký1.1, Ký sự là gì? Ký sự phản ánh con người, sự kiện thông qua các thủ pháp nghệ thuật,sức mạnh của nó cũng là ở chi tiết. Việc chọn con người, sự kiện điển hìnhthông qua chi tiết có thật làm cho tác phẩm có sức truyền cảm mà không dùngcác biện pháp điển hình hoá, nhân cách hoá của văn học. Trong ký sự, bố cục tuân theo lôgic của tình cảm, sự sáng tạo mà khôngtuân theo quy luật của tư duy thực tế. Con người, nhân vật trong ký sự không phải là sự tổng hợp chi tiết từnhiều hoàn cảnh khác nhau mà sự lấp lánh của nó xuất phát từ chính sự kiện,con người thông qua sự chọn lọc của nhà báo. Năng lực thông tin của ký sự không phải là sự kiện mà là sự trăn trở, suyngẫm của nhà báo hướng tới một tình cảm cao đẹp và đánh thức ở con ngườitình cảm cao đẹp. Như vậy, ký sự là thể loại thuộc ký báo chí, trong đó các nhân vật, sựkiện được khái quát điển hình thông qua sáng tạo của nhà báo, mang đến chongười đọc sự suy ngẫm và hướng tới tình cảm cao đẹp.1.2 Những đặc điểm chung của thể loại ký Trong các thể ký nói chung và trong ký truyền hình nói riêng, đều cónhững đặc điểm sau: - Ký phản ánh hiện thực thông qua vai trò cái tôi trần thuật – nhân chứngkhách quan trước hiện thực được phản ánh và khách quan với tất cả đối tượngtiếp nhận thông tin. 214BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net - Việc xuất hiện cái tôi trần thuật trong tác phẩm ký là yếu tố cực kỳ quantrọng. Nó giúp cho tác giả ký sự có điều kiện phản ánh hiện thực sinh động hơn,có bề dày và bản sắc hơn. - Chính cái tôi trần thuật là khâu nối các dữ kiện, mở ra cho các thể kýmôi trường quan sát mới mẻ trước hiện thực, làm cho hiện thực được phản ánhtrở nên sinh động, đa diện và có hồn hơn so với hiện thực được trình bày ở cácthể loại khác. - Ký có kết cấu co giãn, linh hoạt giàu chất văn học, từ đặc điểm kết cấunày hiện thực được trình bày trong tác phẩm thuộc ký báo chí được hiện lên vớinhiều tình huống khác nhau, đan xen nhiều mảng của hiện thực với những màusắc, âm thanh, hoàn cảnh, sự kiện, con người vô cùng phong phú. Bút pháp giàuchất văn học giúp cho tác giả trình bày mềm mại, uyển chuyển có tính hìnhtượng, tính thuyết phục cao. - Ngôn ngữ của ký mang tính tổng hợp của các loại phong cách ngôn ngữkhác nhau, trong đó vừa mang phong cách chính luận và nghệ thuật nên giàuhình ảnh, có sức biểu cảm. - Với sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ báo chí và các phongcách ngôn ngữ khác tạo cho người viết tác phẩm ký trình bày và thẩm định hiệnthực ưu thế hơn hẳn sự gò ép bởi lối văn thông tấn vốn được coi là đặc điểmcủa thể loại thông tấn, lối văn nghị luận chính trị - xã hội của thể loại chínhluận.1.3, Yên cầu của ký sự truyền hình: - Nắm chắc yêu cầu sản xuất của tác phẩm ký sự truyền hình với các thểloại khác. - Hình thành phong cách trong quá trình dựng và viết lời bình của ngườisáng tạo tác phẩm. - Xác định chủ đề, tìm ra ý tứ và phát triển theo tư duy của mình. 215BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net - Trong ký sự truyền hình vừa kết hợp với các yếu tố của truyện ngắn,tiểu thuyết, điều tra, phỏng vấn,... vừa kết hợp giữa tư duy trừu tượng với tưduy lôgic, tư duy khách quan, logic hình thức,... - Cơ sở để phản ánh phải dựa trên con người, sự việc, hoàn cảnh, tìnhhuống đều có thật và logic của tác giả, lập luận, lý lẽ, luận chứng để nêu lênluận đề phải phù hợp với quan điểm của xã hội. Đây là “cái tôi” có thật, “cáitôi” chứng kiến, “cái tôi” nhân chứng, “cái tôi” điều tra. Như vậy, trong ký sự truyền hình, “cái tôi” ở đây là “cái tôi” tác giả, “cáitôi” nhân chứng. - Ký sự phản ánh nguời thật, việc thật thông qua thủ pháp nghệ thuật vàsức mạnh của nó thông qua những hình ảnh chi tiết để nói về nội dung của tácphẩm vì khi phản ánh một sự kiện, một quan điểm xuất phát từ sự kiện, sự việc,con người có thật. - Ký sự khác nghệ thuật ở chỗ, nó không dùng phương pháp điển hìnhhoá mà thông qua những sự việc, con người điển hình, tiêu biểu để hiểu tínhcách, hành vi của con người đó thông qua những hành vi để hiểu tính cách củacon người. - Trong ký sự truyền hình, con người không phải là sư tổng hợp các chitiết mà nó phản ánh nhiều sự kiện khác nhau. Ví dụ: Ký chân dung chắt lọc từnhững sự kiện, sự việc, hành động của họ. Nhưng yếu tố quan trọng nhất là sựviệc, hành động, hành vi của họ (cả cái tốt và cái xấu) có ý nghĩa đối với xã hộinhư thế nào? - Khi nói về tình cảm, kể cả thiên nhiên hay con người bao giờ người tacũ ...