Danh mục

KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16 MÔN SINH HỌC - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 147.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu 1: (1điểm ).a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? ( Cho biết bộ nhiễm sắc thểlưỡng bội của loài này 2n = 4).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16 MÔN SINH HỌC - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.CẦN THƠ KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ LẦN THỨ 16 – NĂM HỌC 2008 - 2009 TRỌNG ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC I- SINH HỌC TẾ BÀO.(4 điểm)Câu 1: (1điểm ). a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? ( Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này 2n = 4). b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm. Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các lo ại cần phải cung cấp là bao nhiêu? Đáp án a/.(0,25 điểm). Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2. Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1. b/.(0,75 điểm). Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST [400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu. (0,25 điểm). Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nulêôxôm tương đương với số lượng như sau: (22-1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm. (0,25 điểm). Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: (22 – 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin. (0,25 điểm).Câu 2. (1,0 đ) a/. Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào? b/. Mô tả quy trình vận chuyển này. Đáp án a/. Vận chuyển protein ra khỏi tế bào cần các bào quan: (0,25 đ) - Hệ thống mạng lưới nội chất hạt; - Bộ Golgi; - Màng sinh chất. b/. - Protein tổng hợp bởi riboxom được vận chuyển trong mạng lưới nội chất hạt đến bộ Golgi (0,25 đ) - Ở bộ Golgi, phân tử protein được gắn thêm cacbohydrat tạo ra glycoprotein đ ược bao gói trong túi tiết và tách ra khỏi bộ Golgi và chuyển đến màng sinh chất. (0,25đ) - Chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích protein ra bên ngòai tế bào bằng hi ện tượng xu ất bào(0,25 đ)Câu 3.(2,0 đ) So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào. Nêu ý nghĩa của chu trình Crep. Đáp án a/. So sánh (1,0 đ) - Đường phân tạo 2ATP → 7,3 x 2 / 674 ≈ 2,16% (0,25 điểm) - Chu trình Crep 2ATP → 7,3 x 2 / 674 ≈ 2,16% (0,25 điểm) - Chuỗi truyền electron → 7,3 x 34 / 674 ≈ 36,82% (0,25 điểm) - Hô hấp hiếu khí 38ATP → 7,3 x 38 / 674 ≈ 41,15% (0,25 điểm) b/. Ý nghĩa chu trình Crep (1,0 đ) - Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào, tạo nhiều NADH, FADH2 dự trữ năng lượng cho tế bào.(0,5 điểm) - Tạo nguồn C cho các quá trình tổng hợp sản phẩm hữu cơ trung gian.(0,5 điểm) II- SINH HỌC VI SINH (2 điểm)Câu 1.(1,5 đ) Hãy kể một số enzym vi sinh vật được dùng phổ biến trong đời sống và trong công nghiệp. Đáp án + Trong đời sống: amilaza được dùng trong rượu nếp, làm tương; amilaza và proteaza được dùng làm chất trợ tiêu hoá. (0,5 đ) + Trong công nghiệp - amilaza được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, công nghiệp dệt; (0,25 đ) - amilaza và proteaza được dùng trong công nghiệp sản xuất tương; (0,25 đ) - proteaza và lipaza được dùng trong công nghệ thuộc da; (0,25 đ) -amilaza, proteaza,lipaza được dùng trong công nghiệp chất tẩy r ửa; xenlulaza đ ược dùng trong công nghiệp chế biến rác thải…(0,25 đ)Câu 2.(0,5 đ) Các vi sinh vật thường gặp trong đời sống hằng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao? Đáp án + Hóa dị dưỡng (0,25 đ) + Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các chất hữu cơ. (0,25 đ) III- SINH HỌC ĐỘNG VẬT (2 điểm)Câu 1:(0,5 điểm) Ở người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và vùng dướiđồi? Đáp án +Dưới tác dụng của hormone GnRH của vùng dưới đồi ,tuyến yên tiết ra FSH và LH kích thích buồng trứng tiết oestrogen (do nang noãn) và progesteron (do thể vàng). +Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: lượng oestrogen do nang noãn tiết ra sẽ tác động ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH,có tác dụng kích thích trứng chín,rụng.(0,25đ) +Ở giai đoạn sau của chu kì: hàm lượng estrogen và progesteron tăng cao,gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH,LH  ức chế rụng trứng.(0,25đ)Câu 2:(1 điểm) Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo,hoạt động của hệ hô hấp ở lớp chim và thú. Ưu điểm quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả trao đổi khí ở mỗi lớp là gì? Đáp án * Chim: - Phổi: + Là hệ thống ống khí bao bọc bởi hệ mao mạch,liên hệ với các túi khí. + dán sát vào hốc xương sườn  khó thay đổi thể tích. (0,25đ) - Hoạt động phối hợp của các túi khí giúp không khí qua phổi khi hít vào thở ra đều theo một chiều, giàu O2  hiệu quả trao đổi khí cao (0,25đ) * Thú: - Phổi: + Cấu tạo bởi các phế nang  tổng diện tích bề mặt lớn. + Biến thiên thể tích dễ dàng theo thể tích lồng ngực Khí lưu thông tạo sự chênh lệch khí ở bề mặt trao đổi tốt.(0,25đ) - Tổng diện tích bề mặt trao đổi khí lớn + đảm bảo sự chênh lệch khí  hiệu quả trao đổi khí (0,25đ)Câu 3:(0,5 điểm) Là một hình thức sinh sản vô tính đặc biệt, t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: