Danh mục

Kỳ thú phong thủy lăng tẩm Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.54 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi Huế là xứ sở của "Lăng miếu trùng vây". Có thể nói, ngoài bề dày lịch sử của đất thần kinh, "Văn hóa lăng tẩm" là một bộ phận quan trọng và độc đáo cấu thành di sản văn hóa Huế."Gió về mang cả mùi lăng tẩm".Hệ thống lăng tẩm ở Huế gắn liền với sự thăng trầm của chiếc ngai vàng triều Nguyễn (1802 - 1945). Trải qua 13 đời vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp mà hiện còn 7 khu lăng tẩm theo thứ tự: Lăng Gia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỳ thú phong thủy lăng tẩm HuếKỳ thú phong thủy lăng tẩm Huế Thủy tạ trong Khiêm lăng.Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi Huế là xứ sở của Lăngmiếu trùng vây. Có thể nói, ngoài bề dày lịch sử của đấtthần kinh, Văn hóa lăng tẩm là một bộ phận quantrọng và độc đáo cấu thành di sản văn hóa Huế.Gió về mang cả mùi lăng tẩmHệ thống lăng tẩm ở Huế gắn liền với sự thăng trầm củachiếc ngai vàng triều Nguyễn (1802 - 1945). Trải qua 13 đờivua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp mà hiện còn 7khu lăng tẩm theo thứ tự: Lăng Gia Long (Thiên Thụ Lăng),Minh Mạng (Hiếu Lăng), Thiệu Trị (Xương Lăng), Tự Đức(Khiêm Lăng), Dục Đức (An Lăng), Đồng Khánh (Tư Lăng)và Khải Định (Ứng Lăng).Nếu đứng từ vị trí trung tâm của Cố đô, 7 khu lăng này đềunằm về hướng tây của kinh thành Huế, đó là biểu tượngThái dương tây hạ (Mặt Trời lặn phía Tây) - chỉ việc bănghà của đấng Chí tôn.Theo quan niệm xưa Thứ nhất dương cơ, thứ hai âm phần,việc xây cất quan trọng sau cung điện là lăng mộ. Từ thời Lývề trước, lăng mộ các vua rất đơn giản, nay chỉ còn dấu vết ítỏi. Từ đời Trần, Lê về sau, mỗi vua có một lăng riêng, nhưngtẩm thờ thì chung. Đến thời Nguyễn, các vua mới có lăng tẩmmộ to thờ riêng từng người.Thuật phong thủy là yếu tố phải tuân thủ triệt để trong kiếntrúc lăng tẩm Huế. Với quan niệm Tức vị trị lăng, ngay khitại vị, vua đã cho tiến hành khảo sát địa thế, lập đồ án xâydựng lăng tẩm cho mình. Các quan ở Khâm Thiên Giám, bộLễ, bộ Công đi tìm cuộc đất, ngày khởi công, trình đồ án kiếntrúc cho vua ngự duyệt. Tòa Bi đình.Các thầy địa lý nổi tiếng nhất phải mất hàng tháng hoặc hàngnăm trời dò tìm long mạch để có địa cuộc đại cát hội đủ cácyếu tố minh đường huyền thủy, tiền án hậu chẩm, sơn triềuthuỷ tụ, tả thanh long hữu bạch hổ... Huyền cung (nơi đặtquan tài) phải đúng long mạch. Ngoài sông, núi, khe, hồ củatự nhiên là lầu, đài, đình, tạ hoặc đắp thêm núi đất làm án,chẩm; hoặc đào thêm hào, khe làm huyền thủy... hình thànhnên những tòa lăng tẩm với kiến trúc độc đáo, cảnh quan hàihoà, hùng vĩ mà thơ mộng. Hầu hết các lăng đều nằm trênnhững đồi cỏ mượt với ngút thông xanh, cổ thụ sum suê toảbóng xuống mặt hồ lặng biếc.Nhìn bao quát không gian lớn mới thấy hết vẻ hoành trángcủa lăng và mối liên hệ với những thực thể địa lý xa đến hàngchục cây số. Lăng Gia Long có diện tích hơn 20ha, nằm trênnúi Thiên Thụ, có núi án là Đại Thiên Thụ, xung quanh có 36ngọn núi chầu vào. Lăng này do thầy phong thủy Lê DuyThanh, là con của nhà bác học Lê Quý Đôn, tìm ra địa cuộc.Vua Gia Long đích thân cưỡi voi đi khảo sát trước khi chuẩny. Mộ vua Tự Đức trong Khiêm lăngLăng Minh Mạng rộng 15ha, nằm trên núi Cẩm Kê (HiếuSơn), có núi Kim Phụng chầu, toàn lăng như một người nằmgối lên đồi cao, chân tay duỗi ra phía ngã ba sông. Quan LêVăn Đức tìm ra đất này được vua thăng hai cấp.Lăng Thiệu Trị nằm trên núi Thuận Đạo, rộng 6ha, theophong thủy là thế sơn chỉ thủy giao(núi dừng, nước giao).Phía trước có đồi Vọng Cảnh chầu bên phải, núi Ngọc Trảnchầu bên trái thành thế tả thanh long, hữu bạch hổ. Trướclăng khoảng 9km có núi Chằm làm tiền án, phía sau có núiKim Ngọc làm hậu chẩm.Sống gửi thác vềKhu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính là lăng vàtẩm. Lăng là nơi an táng thi hài vua, tẩm là hành cung nơivua làm việc, sinh hoạt, giải trí kiến trúc mô phỏng nhưhoàng cung. Vua thỉnh thoảng ngự giá đến đây để tiêu khiển,ngắm cảnh, làm thơ, nhìn ngắm sinh phần của mình mà ýthức rằng cõi trần tạm bợ, đời người chóng qua như giấcmộng: Sự đời ngẫm nghĩ nghĩ mà ghê/Sống gửi rồi ra lạithác về/Khôn dại cùng chung ba tấc đất/Giàu sang chưa chínmột nồi kê...(Ngẫm sự đời - Vua Tự Đức).Với quan niệm Sống gửi thác về, lăng tẩm là hoàng cungvĩnh hằng của các vị vua. Vì thế, trong hầu hết các lăng tẩmđều trang trí vô số hoa văn các chữ thọ, hỷ, hình ảnhsông núi thân quen, những bức họa sinh động để không cócảm giác chết chóc, nặng nề. Nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An đã đúc kết phong cách nghệ thuật của bảy khu lăng tẩm như sau: Lăng Gia Long hoành tráng; Lăng Minh Mạng thâm nghiêm; Lăng Thiệu Trị thanh thoát;Lăng được kiến trúc từ Lăng Tự Đức thơ mộng;thấp lên cao. Ngoài cùng Lăng Dục Đức đơn giản;là thành bao bọc, có hồ Lăng Đồng Khánh xinh xắn;thả sen, bờ hồ trồng sứ, Lăng Khải Định tinh xảo.cây cảnh. Cổng chính làđến một sân gạch rộng, hai bên sân có đúc tượng người, voi,ngựa bằng đá. Trên cuối sân là Bái đình để các quan làm lễkhi tế tự. Tiếp đó là Bi đình (nhà bia) là toà nhà nhỏ có mộttấm bia lớn trên bệ đá cao gọi là bia Thánh đức thần công.Trong bia khắc bài ký ghi nhớ công đức của vua ...

Tài liệu được xem nhiều: