Danh mục

Kỹ thuật bón phân cho lúa hè thu ở ĐBSCL

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.18 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp bà con nông dân đồng bằng Sông Cửu Long cập nhật những thông tin kỹ thuật mới trong vụ lúa hè thu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật bón phân cho lúa hè thu ở ĐBSCL Kỹ thuật bón phân cho lúa hè thu ởĐBSCLNhằm giúp bà con nông dân đồng bằng Sông Cửu Long cập nhật những thôngtin kỹ thuật mới trong vụ lúa hè thu, nhất là trong thời kỳ giá cả phân bón tăngcao, tôi xin gởi đến bà con bài viết Hướng dẫn bón phân cho lúa hè thu ởĐBSCL (tác giả PGS.TS Mai Thành Phụng, được đăng trên báo Nông nghiệpViệt Nam). HƯỚNG DẪN BÓN PHÂN CHO LÚA HÈ THU Ở ĐBSCLI. Lưu ý về bón phân cho lúa HT ở ĐBSCLGiá phân bón ngoại tăng cao, việc bón phân cho lúa để tiết kiệm và hiệu quả làhết sức quan trọng hiện nay. Sau đây là một số vấn đề cần lưu ý về bón phâncho lúa hè thu (HT) ở ĐBSCL.Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu vàcung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200 - 400kg/ha tùy độphèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống)làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại cóhàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ). Nên bón phânđợt 1 sớm từ 7-10 ngày và bón nhiều lân, nhiều đạm vì cây lúa HT mọc trongđiều kiện còn gốc rạ của lúa ĐX, trời nắng nóng, dễ bị xì phèn, dễ bị ngộ độchữu cơ là rất cần bón nặng đầu để giúp cây lúa ra rễ, đẻ nhánh thuận lợi để đạtnăng suất cao vụ HT.Nếu nông dân bón phân đợt 1 quá trễ (có hộ đến 15 ngày sau sạ mới bón) làmcho cây lúa ngay từ đầu rất cần lân mà không có đã ảnh hưởng đến sự phát triểnbộ rễ, khó có thể cho năng suất cao về sau. Bón đợt 1 đã trễ, kéo theo bón đợt 2quá trễ (đợt 2 quy định bón từ 18-22 ngày sau sạ- NSS), có hộ chờ đến 30 NSSmới bón đợt 2 là sai. Nếu bón quá trễ sẽ sinh nhiều chồi vô hiệu về sau, là nơiphát sinh nhiều sâu bệnh.Bón trễ làm cây lúa xanh lâu (do còn phân) ảnh hưởng lớn đến quá trìnhchuyển sang làm đòng của cây lúa (quy luật 2 xanh, 2 vàng). Việc bón phân đợt2 (18-22 NSS) còn có nhiệm vụ sửa ruộng cho đều (bằng biện pháp bón vá áo)còn ít nông dân áp dụng do có nhiều ruộng hay do tập quán nông dân Nam Bộít cần cù chịu khó. Riêng bón phân đón đòng, nông dân còn rất lúng túng khôngbiết điều chỉnh lượng phân ra sao cho thích hợp, có hơn ½ nông dân bón đónđòng sai kỹ thuật.Sử dụng phân bón lá để phun xịt tiếp sức cho ruộng lúa phát triển nhanh, nếucó trục trặc về nước, không có nước để bón phân đợt 1 đúng ngày quy định thìhãy xịt phân bón lá (3-4 ngày xịt/lần) giúp ruộng lúa phát triển thuận lợi.- Phân DAP đang quá mắc, nên thay thế bằng phân lân + urê (3 bao phân lân +20 kg urê = 1 bao DAP) và tăng phun xịt phân bón lá K-Humate là giải pháp cóhiệu quả cao trong tình hình hiện nay.- Ruộng lúa HT dễ bị xì phèn, cần tăng cường bón vôi, thực tế sản xuất có thểsử dụng phân hữu cơ khoáng Ca Humate (bao phân 50kg, dạng viên có thànhphần như sau: 32% CaCO3, 15% hữu cơ, 2% axit humic, 3%N, 3% P2O5, 3%K2O).II. Cách bón phân có hiệu quả caoNgâm hoặc tẩm hạt giống với K-Humate: ½ lít cho 100kg giống (sử dụng cácloại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).- 5-7 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.- 8-10NSS: Bón 200kg phân hữu cơ khoáng Ca-Humate (4 bao), 200 kg phânlân (4 bao Super Long Thành hay lân Ninh Bình, Văn Điển) và 50 kg urê (1bao). Gọi tắt là 4-4-1: 4 bao Ca Humate, 4 bao lân, 1 bao urê.- 14 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.- 18 NSS: Cấy dặm.- 20 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.- 22NSS: Phân ra các trường hợp sau:* Lúa xấu, đất phèn nhiều: Bón 4-4-1 như đợt 1.* Lúa trung bình, đất ít phèn, đất xám: Bón 3-3-1.* Lúa tốt, đất phù sa: Bón 2-2-1.* Đất trũng dư phân: Bón 2-2-0 (cắt urê).- 28 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.- 40 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.- 45 NSS: Bón phân đón đòng (theo kỹ thuật không ngày, không số).+ Chỗ vàng tranh: 50kg urê + 50kg kali/ha.+ Chỗ xanh đậm: 100kg kali/ha.+ Chỗ xanh lợt: 25kg urê + 75 kg kali/ha. Đất bị phèn nên bón kèm thêm từ 1-2 bao Ca Humate dưỡng bộ rễ tốt bền, lâu.- 55 NSS: Xịt 1 lít K-Humate /ha.- 72 NSS: Xịt 1 lít K-Humate /ha.Cách bón phân nêu trên sẽ tạo cho bộ rễ lúa phát triển tốt, nhanh, mạnh ngay từđầu tạo tiền đề cho việc đẻ nhánh hữu hiệu, làm đòng, trổ bông thuận lợi, ít sâubệnh, cây lúa có thân cứng, lá đứng quang hợp tốt về sau cho năng suất cao.* Hướng dẫn biện pháp xử lý ngộ độc phèn (5 bước xử lý ngộ độc phèn):Bước 1: Thay nước mới để xả đáng kể lượng phèn trong ruộng ra, nếu ruộnggò (bị xì phèn) thì cố gắng ép nước lên gò cho đủ (phân lân chuẩn bị sẵn). Cóthể bón vôi từ 300-500kg/ha trước lúc bón phân lân 1-2 ngày sẽ tăng hiệu quảphân lân.Bước 2: Bón Super lân Long Thành hay lân nung chảy (Ninh Bình hoặc VănĐiển) từ 100-250kg/ha (tùy tình trạng ngộ độc nhẹ hay nặng).Bước 3: Xịt phân bón lá (có chứa dinh dưỡng NPK chứa lân nhiều như 15-30-15, Hydrophos). Hiện nay đang khuyến cáo xịt phân bón lá hữu cơ cao cấp củaHoa Kỳ là K-Humate 1lít/ha (nhãn hiệu Vina Super Humate) có hiệu quả tứcthời, cứu lúa và hạ độc phèn nhanh.Bước 4: Chờ đợi từ 3-7 ngày cho đến khi nhổ lúa lên thấy ra rễ t ...

Tài liệu được xem nhiều: