Thông tin tài liệu:
1. Thao tác cầm máy ảnh khi chụp Đây là điều mà không ít người mới làm quen với máy ảnh dCam & BCam thường hay không để ý hoặc không coi trọng nó đúng mức dẫn đến kết quả ảnh không đẹp. Muốn chụp được ảnh đẹp thì việc đầu tiên cần học cách cầm máy chắc chắn và thoải mái. Thói quen chụp ảnh bằng điện thoại di động bằng một tay là nguyên nhân của không ít lỗi rung máy khi chụp ảnh bằng dCam & BCam. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật chụp ảnhKỹ thuật căn bản
Kỹ thuật chụp ảnh
Kỹ thuật căn bản
1. Thao tác cầm máy ảnh khi chụp
Đây là điều mà không ít người mới làm quen với máy ảnh dCam & BCam
thường hay không để ý hoặc không coi trọng nó đúng mức dẫn đến kết quả
ảnh không đẹp. Muốn chụp được ảnh đẹp thì việc đầu tiên cần học cách cầm
máy chắc chắn và thoải mái. Thói quen chụp ảnh bằng điện thoại di động
bằng một tay là nguyên nhân của không ít lỗi rung máy khi chụp ảnh bằng
dCam & BCam. Dưới đây là một vài tư thế cầm máy ảnh nên tránh:
Với các máy ảnh có dây đeo tay thì động tác đầu tiên bạn nên làm là lồng nó
thật chắc vào cổ tay, không ít người hối hận muộn màng vì làm rơi máy ảnh
đấy nhé.
Nguyên tắc chung của việc cẩm máy ảnh là tạo được ít nhất 2 điểm tựa trên
cả hai bàn tay, nếu tư thế chụp ảnh cho phép thì bạn nên tỳ một khuỷu tay
vào người, làm như thế sẽ tạo nên tư thế chắc chắn và cầm máy được lâu
hơn.
Tư thế cầm máy ngang kiểu này rất chắc chắn và bạn sẽ tránh được lỗi che
tay vào ống kính hay đèn flash.
Với tư thế chụp máy dọc, bàn tay trái tạo một điểm tựa kẹp chặt máy ảnh,
bàn tay phải hỗ trợ thêm đồng thời thao tác bấm máy.
Dĩ nhiên là còn có rất nhiều cách cầm máy rất hiệu quả khác nhưng trên đây
NTL chỉ muốn đưa ra những ví dụ cụ thể để dễ hình dung hơn. Với kiểu
máy BCam thì cá nhân NTL ưa thích cách đặt gọn máy trên lòng bàn tay
trái, các ngón tay khẽ giữ lấy phần thân máy và ống kính nhô ra phía trước
(lưu ý tránh che các mắt điện tử của máy), tay phải thao tác chụp.
Hình ảnh minh họa trích dẫn từ Manual của Nikon 8800
2. Thao tác chụp ảnh
Với sự phát triển của kỹ thuật số và phổ cập máy ảnh số thì việc hiểu biết
cấu tạo và cách sử dụng chúng không hẳn là quá xa lạ nữa. Nhưng vẫn có
không ít người coi nhẹ các thao tác căn bản này dẫn tới kết quả ảnh xấu mà
không hiểu tại sao? Hình ảnh trích dẫn từ Manual của Nikon 8800 dưới đây
chỉ dẫn rất cụ thể các bước căn bản khi bấm máy:
Ta có thể chia thao tác này ra làm 2 giai đoạn:
1. Bạn bấm nhẹ nút chụp ảnh xuống khoảng 1/2 quãng đường đi của nó để
máy ảnh hoạt động chỉnh nét và đo sáng. Sau khi các thao tác kỹ thuật đã
hoàn thành, trong một khoảng thời gian rất ngắn, thì bạn có thể nghe thấy
một tiếng bíp nhỏ và nhìn thấy đèn báo hiệu AF mầu xanh hiện sáng.
Tuỳ theo cấu tạo của máy mà bạn có thể nhìn thấy 2 chiếc đèn hiệu báo nét
và báo flash nằm phía sau lưng máy.
2. Sau khi đã chắc chắn là máy ảnh đã thao tác xong, bạn chỉ việc nhấn nốt
1/2 quãng đường còn lại để chụp ảnh.
Nếu bạn thấy đèn AF nhấp nháy hoặc là có mầu vàng thì điều này chứng tỏ
rằng máy chưa thực hiện được các thao tác kỹ thuật cần thiết. Lý do có thể là
bạn chưa canh được nét đúng, có thể là khoảng cách chụp ảnh quá gần, có
thể là tốc độ chụp ảnh quá chậm...Bạn cần đọc Manual của máy để hiểu rõ
từng trường hợp. NTL muốn nhấn mạnh lại ở đây rằng việc đọc sách hướng
dẫn trước khi chụp ảnh là rất quan trọng. Đừng bao giờ để lỡ mất những
khoảnh khắc quan trọng chỉ vì chưa nắm vừng cách dùng máy ảnh.
3. Thao tác chỉnh nét
Với những ai mới khởi đầu tập chụp ảnh thì việc biết lấy nét chính xác là rất
quan trọng. Một tấm hình lưu niệm thì không thể sai nét. Thao tác này được
thực hiện rất hiệu quả bởi chế độ lấy nét tự động AF của các máy dCam &
BCam nhưng nó cũng cần được hỗ trợ thêm bởi thao tác của người sử dụng.
Đa phần các máy ảnh kỹ thuật số hiện tại đều có chức năng tự động 100%
chọn điểm canh nét thông minh như các nhà chế tạo vẫn quảng cáo nhưng
thật sự chức năng này rất nguy hiểm trong trường hợp khuôn hình rộng, có
nhiều chủ thể ở các khoảng cách khác nhau...Bạn sẽ không kiểm soát được
chính xác điểm canh nét theo ý muốn. NTL khuyên bạn nên chọn chế độ
chỉnh nét AF theo 1 điểm duy nhất tại trung tâm khuôn hình và thao tác như
hướng dẫn sau đây:
Hình minh họa trích từ Manual của Nikon 7900
Bạn để vùng lấy nét vào chủ thể chính của ảnh, bấm nhẹ nút chụp ảnh xuống
để thao tác AF. Sau khi thấy tín hiệu đèn mầu xanh xuất hiện (hay thấy xuất
hiện một chấm tròn nhỏ trong khuôn hình, LCD...) bạn nhấn nốt quãng
đường còn lại để chụp ảnh.
Hình minh họa trích từ Manual của Nikon 7900
Máy ảnh cũng là một thiết bị điện tử thông thường và nó cần có thời gian để
thực hiện các thao tác kỹ thuật cần thiết, khi chụp ảnh chúng ta nhất thiết
phải tôn trọng nguyên tắc này. Việc chụp ảnh bằng cánh bấm một lèo cho
xong thường ra kết quả ảnh xấu. Thêm một điều quan trọng nữa mà bạn cần
lưu ý là sau khi đã lấy nét xong, chừng nào bạn còn giữ nút chụp ảnh ở vị trí
1/2 quãng đường đi của nó thì điểm canh nét không thay đổi. Như thế bạn
hoàn toàn có thể chủ động chọn điểm lấy nét sau đó khuôn lại hình như ý
muốn và chụp ảnh.
Hình minh họa trích từ Manual của Nikon D70
Kỹ thuật AF dựa trên thao tác của sensor nên có những hạn chế của nó mà
ta cần biết để tránh gặp phải những lỗi căn bản khi lấy nét. Tài liệu trích dẫn
từ Manual của máy Nikon D70 dưới đây đã giải thích rất cụ thể:
Trên ...