Danh mục

Kỹ thuật ghép cam đường Canh

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vài năm nay trở lại đây chợ hoa cảnh Tết ở nhiều tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ bên cạnh những cây cảnh truyền thống như đào, mai, quất, quýt... còn xuất hiện cam Vân Canh đặc sản, còn gọi cam đường Canh. Cam có màu đỏ hấp dẫn, quả to, ngọt lịm không thua kém cam gốc trồng trong vùng nguyên sản (Vân Canh – Hà Tây), lại chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên giá trị kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây cùng họ có múi như cam, chanh, quất, quýt, bưởi,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật ghép cam đường Canh Kỹ thuật ghép cam đường CanhVài năm nay trở lại đây chợ hoa cảnh Tết ở nhiều tỉnh đồngbằng, trung du Bắc bộ bên cạnh những cây cảnh truyền thốngnhư đào, mai, quất, quýt... còn xuất hiện cam Vân Canh đặc sản,còn gọi cam đường Canh. Cam có màu đỏ hấp dẫn, quả to, ngọtlịm không thua kém cam gốc trồng trong vùng nguyên sản (VânCanh – Hà Tây), lại chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên giátrị kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây cùng họ có múi nhưcam, chanh, quất, quýt, bưởi, chấp, kỳ đà, phật thủ v.v...Theo kinh nghiệm của những chủ vườn cam Vân Canh ngoạilai thì không thể đưa giống cam gốc của vùng nguyên sản vềtrồng ở địa phương họ (giống như không thể mở rộng vùngnguyên sản một cách tự nhiên như bưởi Đoan Hùng, cam xãĐoài, vải thiều Thanh Hà v.v...) vì chất đất không phù hợpchúng sẽ nhanh chóng thoái hóa. Để khắc phục nhược điểm trên,người ta thường lai vô tính giống đặc sản với giống sẵn có ở địaphương đã thích nghi với thủy thổ, sinh trưởng nhanh, khả năngchống chịu tốt. Từ đó những người làm vườn giàu kinh nghiệmtrồng sẵn gốc ghép là giống cam chua hoặc bưởi chua v.v... củađịa phương, đợi đến khi có đường kính gốc trên dưới 1cm rồighép mầm, chồi hoặc cành tơ (cành bánh tẻ) của cam Vân Canhxịn vào mùa xuân, hạ. Có thể áp dụng nhiều phương phápghép như chữ T, cửa sổ... song ghép nêm được sử dụng phổbiến. Đó là tạo gốc cành ghép hình nêm với góc nhọn không lớnhơn 30 độ giúp tăng diện tiếp xúc với gốc ghép (là thân củacam, bưởi địa phương) có đường kính tương ứng giúp nhựa lưuthông dễ dàng giữa gốc và cành ghép, đặc biệt là các mô phânsinh tiếp xúc chặt chẽ với nhau, dễ liền da. Sau khi lồng khítcành vào gốc ghép, dùng băng nilông mỏng, mềm và dai quấnchặt từ dưới lên theo kiểu lợp ngói một khoảng từ 3 – 4cm, dùngparaphin lỏng quét 1 lớp mỏng ra ngoài bao nilông giúp ngănchặn mất nước và dịch hại xâm nhập. Giữ môi trường luôn ẩmlàm cành ghép tươi lâu, kích thích quang hợp tốt (không để nơicớm nắng kéo dài) chỉ sau 3 –5 tuần là cành ghép nhú lộc mới,chờ đến khi lá non cứng cáp ta mới tháo bỏ nilông, được câyghép hoàn chỉnh.Làm như vậy được cây ghép vừa sinh trưởng tốt vừa phát dụckhỏe, giữ được phẩm chất quả như cam chính gốc vùng nguyênsản Vân Canh.

Tài liệu được xem nhiều: