Danh mục

Kỹ thuật nuôi cá tráp vây vàng (Sparus latus Houttuyn) bằng lồng bè trên biển

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.56 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cá Tráp vây vàng là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Trong những năm qua, ngư dân vùng Quảng Ninh, Hải Phòng đã thu gom cá giống ngoài tự nhiên thả nuôi trong lồng bè trên biển, tuy nhiên, do chưa nắm bắt được đầy đủ về kỹ thuật nuôi, nên năng suất nuôi chưa cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi cá tráp vây vàng (Sparus latus Houttuyn) bằng lồng bè trên biển Kỹ thuật nuôi cá tráp vây vàng (Sparus latus Houttuyn) bằng lồng bè trên biểnNguồn: khuyennongvn.gov.vnCá Tráp vây vàng là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.Trong những năm qua, ngư dân vùng Quảng Ninh, Hải Phòng đã thu gom cá giốngngoài tự nhiên thả nuôi trong lồng bè trên biển, tuy nhiên, do chưa nắm bắt đượcđầy đủ về kỹ thuật nuôi, nên năng suất nuôi chưa cao.Để giúp ngư dân có thêm những kiến thức về kỹ thuật nuôi cá tráp vàng trong lồngbè trên biển, chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề cơ bản về kỹ thuật nuôi cá trápvây vàng bằng lồng bè trên biển.1/ Chọn địa điểm nuôi1.1/ Yêu cầu chung- Địa điểm nuôi phải đáp ứng được mọi điều kiện thích nghi của cá tráp vây vàngđồng thời phải phù hợp với yêu cầu đặc thù của phương pháp nuôi.- Vùng nuôi là vùng biển ít chịu ảnh hưởng của sóng gió trong mùa mưa bão, nướcthủy triều lưu thông, chất nước sạch, không bị ô nhiễm.- Vùng nuôi phải thuận tiện về giao thông, gần nguồn cung cấp giống và thức ăn.1.2/ Yêu cầu cụ thể- Nên chọn vùng nuôi là các eo, vịnh có lưu tốc nước từ 0,2-0,3 m/s.- Chất đáy là cát bùn. Độ sâu thích hợp từ 5- 10 m. Khi nước thủy triều xuống thấpnhất, độ sâu của nước phải đạt từ 3,5 – 4,0 m. (Đáy của lồng lưới phải cách đáybiển tối thiểu 1,0 m). Nếu vùng biển quá cạn hoặc những vùng nước quẩn, cácchất thải và bùn đáy sẽ làm giảm độ trong của nước và ảnh hưởng đến sinh trưởngcủa cá.- Nhiệt độ của nước phù hợp và ổn định trong khoảng từ 20-27 oC. Vào mùa hè vàmùa đông, cần lưu ý đến sự biến động của nhiệt độ nước biển để có biện pháp xửlý phù hợp.- Hàm lượng oxy hòa tan trung bình từ 5 mg/l, không nên chọn vùng biển cólượng ô xy hòa tan thường xuyên thấp dưới 3mg/l.2/ Thiết kế lồng bè nuôi cáThiết kế lồng bè nuôi cá phải phù hợp với vùng biển nuôi và tập quán sử dụng củangư dân địa phương. Thông thường bè nuôi cá tráp vàng được thiết kế như các loạilồng bè nuôi các đối tượng cá biển khác. Khung lồng có thể thiết kế thành hìnhvuông, hình tròn, hoặc đa giác. Có 2 loại lồng nuôi cá phổ biến hiện nay là lồng cóphao nổi và lồng chìm, các loại lồng đều được neo cố định. Lồng chìm có thể ápdụng để nuôi cá ở những vùng biển có sóng gió lớn và thường xuyên chịu ảnhhưởng của bão, gió.- Kích thước lồng phổ biến là các cỡ: 2.5 m x 2.5m x 2.5m; 3 m x 3 m x 3m hoặc 4m x 4 m x 3 m. Kích thước mắt lưới phụ thuộc vào từng giai đoạn cá thả nuôi.- Bè nuôi thường thiết kế bằng gỗ (phổ biến là các loại gỗ nhóm IV), hình chữnhật. Trên bè có thiết kế các khung lồng và nhà quản lý. Giữa các khung lồng cóđường đi lại thuận tiện cho quá trình quản lý và chăm sóc cá. Hình 1: Một dạng mô hình bè nuôi cá trên biển3/ Quản lý – Chăm sóc3.1/ Mật độ giống thả nuôi:- Cỡ cá giống: Từ 30 – 50 gr/con.- Mật độ thả: Từ 70 – 120 con/m3.- Sau khi nuôi 1-2 tháng, tiến hành san cá sang các ô lồng khác, sao cho đến khi cálớn, mật độ đạt bình quân từ 30 – 50 con/m3. Nếu nuôi quá thưa, sẽ lãng phí diệntích và giảm sự cạnh tranh thức ăn của cá.3.2/ Cho ăn:- Loại thức ăn: Trong kỹ thuật nuôi cá tráp vây vàng, chúng ta có thể sử dụng 2loại thức ăn phổ biến như sau:+ Thức ăn tươi: Bao gồm các loại tôm, cá tạp, mực nhỏ...Ưu điểm:- Có mùi vị hấp dẫn, dễ tiêu hóa, hấp thu.- Không phải qua chế biến, dễ sử dụng.- Giá thành phù hợp.Nhược điểm:- Gây ô nhiễm môi trường- Rất khó bảo quản trong thời gian dài- Rất khó đáp ứng một khối lượng lớn thức ăn khi qui mô nuôi phát triển.- Bị động vào mùa mưa bão, dẫn đến chất lượng thức ăn sử dụng không đảm bảo.- Hệ số thức ăn cao.+ Thức ăn công nghiệp: Là loại thức ăn chế biến dạng viên khô, có hàm lượngđạm cao và đủ các chất khoáng, vitamine.Ưu điểm:- Không gây ô nhiễm môi trường- Có thể đáp ứng một khói lượng lớn vào bất kỳ thời điểm nào.- Chủ động thức ăn trong suốt quá trình nuôi.- Có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền, rất sẵn có tại địa phương.- Hệ số thức ăn thấp.Nhược điểm:- Cá không quen sử dụng vì vậy từng bước phải tập cho cá ăn- Yêu cầu: Đối với thức ăn tươi (cá tạp), không được sử dụng khi đã ươn thối,kém chất lượng. Thức ăn phải vừa với cỡ miệng cá. Trước khi cho cá ăn có thểtrộn thêm một số loại vitamine và chất khoáng hoặc thuốc phòng bệnh để tăng sứcđề kháng của cá.- Liều lượng và phương pháp cho ăn: Thời kỳ cá còn nhỏ, lượng thức ăn được tínhkhoảng từ 6-10% khối lượng cá trong lồng, cho ăn từ 3-6 lần/ngày. Để thức ăn vừacỡ miệng cá, nên băm hoặc xay nhỏ cá tạp trước khi cho cá ăn.Khi cá lớn, lượng thức ăn được tính bằng 3-5% khối lượng cá trong 1 ngày, số lầncho cá ăn từ 1-2 lần/ngày.- Phương pháp cho cá ăn là rải đều từng đợt thức ăn xuống lồng, để cá sử dụng hếtthức ăn, nhằm hạn chế dư thừa thức ăn do cá không bắt mồi kịp. Căn cứ vào thờitiết, hoạt động của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cá hằng ngày. Việc điều chỉnhlượng thức ăn và cho cá ăn phù hợp sẽ giúp cho cá sử dụng triệt để thức ăn, tránhlãng phí và gây ô nhiễm khu vực nuôi. Hệ số thức ăn đối với loại thức ăn tươikhoảng từ 8-10/1, đối với thức ăn công nghiệp (Thức ăn viên) khoảng từ 2,5-2,7/1.3.3/ Quản lý:- Hằng ngày kiểm tra lồng lưới và hệ thống bè. Quan sát hoạt động của cá vào lúcsáng sớm và chiều tối.- Định kỳ vệ sinh lồng lưới, loại bỏ những sinh vật bám như hà, sun, rong rêu... vàthay lưới có cỡ mắt lưới phù hợp với cỡ cá nuôi. Vào những tháng năng nóng củamùa hè và lạnh giá của mùa đông, có thể dùng bạt che ở trên lồng lưới để hạn chếsự biến động của nhiệt độ nước. Vào mùa mưa bão, phải thường xuyên kiểm tra hệthống neo của bè nuôi. Mỗi lần thay lưới hoặc san cá, chú ý tắm cho cá bằng thuốctím (KMnO4) nồng độ 10 – 25 ppm (10-25 gr/m3) hoặc bằng nước ngọt trong 10– 15 phút để phòng bệnh cho cá.- Trong quá trình nuôi cá, ghi chép nhật ký Kinh tế - Kỹ thuật làm cơ sở rút kinhnghiệm cho các vụ nuôi sau.4/ Phòng trị bệnh cho cá- Đối với nuôi cá lồng bè n ...

Tài liệu được xem nhiều: