![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kỹ thuật sấy thuốc lá vàng
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 149.48 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau khi đã thu hoạch, lá thuốc cần phải được sấy ngay. Quá trình sấy sẽ tạo nên những biến đổi quan trọng liên quan đến màu sắc, hàm lượng đường và hương thơm của lá. Những yếu tố này mang tính quyết định đối với chất lượng lá thuốc, do vậy cần nắm vững nguyên tắc và kỹ thuật sấy để đảm bảo lá sấy có phẩm chất tốt, mang lại giá trị kinh tế cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật sấy thuốc lá vàng Kỹ thuật sấy thuốc lá vàng Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Sau khi đã thu hoạch, lá thuốc cần phải được sấy ngay. Quá trình sấy sẽ tạonên những biến đổi quan trọng liên quan đến màu sắc, hàm lượng đường và hươngthơm của lá. Những yếu tố này mang tính quyết định đối với chất lượng lá thuốc,do vậy cần nắm vững nguyên tắc và kỹ thuật sấy để đảm bảo lá sấy có phẩm chấttốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Sấy thuốc không chỉ là quá trình sấy khô phần thịt và cọng lá, mà còn làquá trình biến đổi vật chất trong lá được gọi là quá trình lên men sơ bộ, và biếnmàu sắc của lá từ xanh vàng sang vàng. Các quá trình này diễn ra liên tục, và chịusự chi phối của các yếu tố như nhiệt độ (cả trong lò và bên ngoài), độ ẩm của lá vàlưu lượng không khí thổi qua lò sấy. Toàn bộ quá trình sấy thuốc được chia làm 4giai đoạn như sau: Giai đoạn làm lá ngả sang màu vàng - Nhiệt độ trong lò từ khoảng 32-33oC tăng dần lên 38oC. - Màu xanh của lá sẽ biến mất và chuyển sang vàng và vàng cam. - Tinh bột trong lá biến thành đường thông qua quá trình phân giải và hôhấp (quá trình này diễn ra cùng lúc với quá trình màu lá chuyển sang vàng). - Độ ẩm của lá sẽ giảm đi 20-30%. - Quá trình này diễn ra từ 20-36 giờ. Lưu ý: Thông thường toàn bộ hệ thống thông gió phải được đóng kín. Đếnlúc này các tế bào lá vẫn còn sống và tiếp tục quá trình hô hấp. Do vậy khi thấymàu của lá đã đạt yêu cầu, nên chấm dứt ngay quá trình hô hấp của lá để cố địnhmàu sắc và hàm lượng đường của lá. Không nên làm khô lá quá nhanh nhằm tránhtình trạng màu bị ép và lá thuốc khô khi sử dụng khói có mùi sốc. Giai đoạn giết tế bào và cố định màu sắc của lá Sau khi màu lá đã đạt yêu cầu, hãy tiến hành các bước sau: - Nâng nhiệt độ lên 41oC và từ từ nâng dần lên 49oC (tế bào lá sẽ bắt đầuchết ở nhiệt độ 41oC). - Tiếp tục giữ nhiệt độ này, sấy từ 12-18 giờ nữa. Lưu ý: Nếu cố định màu sắc của lá hơi sớm, lá sẽ có màu phớt xanh; nếu cốđịnh trễ, lá sẽ có màu nâu. Giai đoạn sấy khô thịt lá Khi đã cố định được màu sắc của lá, hãy tiếp tục nâng nhiệt độ trong lò đểsấy khô phần thịt lá, thực hiện các bước sau: - Nâng nhiệt độ lên 52oC và nâng dần lên 60oC. - Cho thông gió tối đa để loại trừ phần nước còn lại trong thịt lá, đảm bảo ítnhất 50% độ ẩm được loại trừ trước khi nhiệt độ lên tới 57oC. - Thời gian sấy khô kéo dài 30-36 giờ. Giai đoạn sấy khô cọng lá Đây là giai đoạn kết thúc quá trình sấy thuốc, với những yêu cầu sau: - Nâng nhiệt độ lên 63oC và nâng dần lên 70oC. - Giảm bớt mức thông gió. Lưu ý: Nhiệt độ không được vượt quá 74oC để tránh tình trạng đường tronglá bị cháy, làm cho lá có màu đỏ. Tóm lại, trong quá trình sấy thuốc nông dân cần nhớ 4 điểm sau: - 38oC: lá chuyển sang vàng. - 49oC: cố định màu sắc lá và chuyển sang sấy khô thịt lá. - 60oC sấy khô thịt lá và chuyển sang sấy cọng lá. - 70oC sấy khô cọng. - Khi tăng nhiệt độ trong lò sấy đảm bảo không tăng quá 2oC/giờ. Quy trình sấy thuốc lá không quá phức tạp, chỉ cần nông dân lưu ý theo sátnhững yêu cầu kỹ thuật sẽ thực hiện thành công. Hiện nay, với các lò sấy mớidùng vỏ trấu và vỏ cà phê thay thế củi đang được Công ty British AmericanTobacco - Vinataba khuyến khích sử dụng, nông dân có thể sấy thuốc khá hiệuquả nhờ cấu trúc của lò rất tiện cho người sử dụng và khả năng điều chỉnh nhiệt độchính xác. Sử dụng những lò sấy này, nông dân vừa tiết kiệm được chi phí, bảođảm chất lượng lá thuốc và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật sấy thuốc lá vàng Kỹ thuật sấy thuốc lá vàng Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Sau khi đã thu hoạch, lá thuốc cần phải được sấy ngay. Quá trình sấy sẽ tạonên những biến đổi quan trọng liên quan đến màu sắc, hàm lượng đường và hươngthơm của lá. Những yếu tố này mang tính quyết định đối với chất lượng lá thuốc,do vậy cần nắm vững nguyên tắc và kỹ thuật sấy để đảm bảo lá sấy có phẩm chấttốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Sấy thuốc không chỉ là quá trình sấy khô phần thịt và cọng lá, mà còn làquá trình biến đổi vật chất trong lá được gọi là quá trình lên men sơ bộ, và biếnmàu sắc của lá từ xanh vàng sang vàng. Các quá trình này diễn ra liên tục, và chịusự chi phối của các yếu tố như nhiệt độ (cả trong lò và bên ngoài), độ ẩm của lá vàlưu lượng không khí thổi qua lò sấy. Toàn bộ quá trình sấy thuốc được chia làm 4giai đoạn như sau: Giai đoạn làm lá ngả sang màu vàng - Nhiệt độ trong lò từ khoảng 32-33oC tăng dần lên 38oC. - Màu xanh của lá sẽ biến mất và chuyển sang vàng và vàng cam. - Tinh bột trong lá biến thành đường thông qua quá trình phân giải và hôhấp (quá trình này diễn ra cùng lúc với quá trình màu lá chuyển sang vàng). - Độ ẩm của lá sẽ giảm đi 20-30%. - Quá trình này diễn ra từ 20-36 giờ. Lưu ý: Thông thường toàn bộ hệ thống thông gió phải được đóng kín. Đếnlúc này các tế bào lá vẫn còn sống và tiếp tục quá trình hô hấp. Do vậy khi thấymàu của lá đã đạt yêu cầu, nên chấm dứt ngay quá trình hô hấp của lá để cố địnhmàu sắc và hàm lượng đường của lá. Không nên làm khô lá quá nhanh nhằm tránhtình trạng màu bị ép và lá thuốc khô khi sử dụng khói có mùi sốc. Giai đoạn giết tế bào và cố định màu sắc của lá Sau khi màu lá đã đạt yêu cầu, hãy tiến hành các bước sau: - Nâng nhiệt độ lên 41oC và từ từ nâng dần lên 49oC (tế bào lá sẽ bắt đầuchết ở nhiệt độ 41oC). - Tiếp tục giữ nhiệt độ này, sấy từ 12-18 giờ nữa. Lưu ý: Nếu cố định màu sắc của lá hơi sớm, lá sẽ có màu phớt xanh; nếu cốđịnh trễ, lá sẽ có màu nâu. Giai đoạn sấy khô thịt lá Khi đã cố định được màu sắc của lá, hãy tiếp tục nâng nhiệt độ trong lò đểsấy khô phần thịt lá, thực hiện các bước sau: - Nâng nhiệt độ lên 52oC và nâng dần lên 60oC. - Cho thông gió tối đa để loại trừ phần nước còn lại trong thịt lá, đảm bảo ítnhất 50% độ ẩm được loại trừ trước khi nhiệt độ lên tới 57oC. - Thời gian sấy khô kéo dài 30-36 giờ. Giai đoạn sấy khô cọng lá Đây là giai đoạn kết thúc quá trình sấy thuốc, với những yêu cầu sau: - Nâng nhiệt độ lên 63oC và nâng dần lên 70oC. - Giảm bớt mức thông gió. Lưu ý: Nhiệt độ không được vượt quá 74oC để tránh tình trạng đường tronglá bị cháy, làm cho lá có màu đỏ. Tóm lại, trong quá trình sấy thuốc nông dân cần nhớ 4 điểm sau: - 38oC: lá chuyển sang vàng. - 49oC: cố định màu sắc lá và chuyển sang sấy khô thịt lá. - 60oC sấy khô thịt lá và chuyển sang sấy cọng lá. - 70oC sấy khô cọng. - Khi tăng nhiệt độ trong lò sấy đảm bảo không tăng quá 2oC/giờ. Quy trình sấy thuốc lá không quá phức tạp, chỉ cần nông dân lưu ý theo sátnhững yêu cầu kỹ thuật sẽ thực hiện thành công. Hiện nay, với các lò sấy mớidùng vỏ trấu và vỏ cà phê thay thế củi đang được Công ty British AmericanTobacco - Vinataba khuyến khích sử dụng, nông dân có thể sấy thuốc khá hiệuquả nhờ cấu trúc của lò rất tiện cho người sử dụng và khả năng điều chỉnh nhiệt độchính xác. Sử dụng những lò sấy này, nông dân vừa tiết kiệm được chi phí, bảođảm chất lượng lá thuốc và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp Kỹ thuật trồng trọt Bệnh ở cây trồng Chế phẩm sinh học Kỹ thuật sấy thuốc lá vàngTài liệu liên quan:
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CARBON CỦA RỪNG
10 trang 271 0 0 -
30 trang 254 0 0
-
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 248 0 0 -
Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
3 trang 233 0 0 -
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 164 0 0 -
91 trang 112 0 0
-
114 trang 106 0 0
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lát hoa
20 trang 101 0 0 -
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 101 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi
4 trang 87 0 0