Thông tin tài liệu:
Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trả lời phỏng vấn
Kỹ thuật trả lời phỏng vấn
“Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở công ty chúng tôi?”
Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm
hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng
rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ
và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu
không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
“Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và
chuyên môn của mình. Quý công ty đã sản xuất ra những sản
phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều
này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”.
«Điều gì hấp dẫn bạn đến với chúng tôi?», «Điều gì khiến bạn
hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?», hoặc «Hãy nói
những gì bạn biết về công ty chúng tôi?», Động lực nào đã
đưa bạn đến với công ty chúng tôi?
Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Cho nên, bạn phải
tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty đó, như những thế mạnh
của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm (hàng hoá của công
ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các
sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công
ty ông).
Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền
lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thãi, và làm
mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục
đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích
trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực
nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết
nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc
của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm
việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ
hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó!
Nếu được tuyển dụng thì mức lương bạn mong muốn là bao
nhiêu?
Đây là một câu hỏi rất tế nhị và khó trả lời. Tuy nhiên, không
thể không trả lời. Đối với những người mới đi làm thì rất đơn
giản vì thường các công ty bao giờ cũng có một mức lương cố
định cho những người chưa có kinh nghiệm (có thể cao thấp
nhưng cách nhau không nhiều).
Còn với những người đã từng đi làm rồi (có kinh nghiệm), thì
khi nhận hồ sơ xin việc, trong đơn xin việc thường các bạn đã
nêu mức lương và phạm vi công việc ở công ty cũ. Họ thường
căn cứ vào đó và sẽ xác định công việc mà bạn sẽ làm và một
mức lương mà bạn đáng được hưởng... Tóm lại, trừ trường hợp
bạn là người thực sự suất sắc và họ đang thực sự cần bạn, thì
hãy mạnh dạn nêu lên nguyện vọng về lương bổng, còn không
thì nên tìm những câu trả lời đại loại: Tôi biết công ty khi
tuyển dụng đã có những lựa chọn phù hợp về mức lương theo
công việc...,…
“Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong
chuyên môn?”
Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ
thành công của bạn, mà là muốn tìm hiểu xem bạn có được
thành công như thế nào. Bạn cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng.
Ví dụ: «Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân
sau: thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi
cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể;
thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của
phòng mình; và cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết
các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao.
Kỹ thuật trả lời phỏng vấn (2)
“Anh (chị) thu xếp công việc như thế nào?”, «Một ngày của
anh (chị) được bố trí ra sao?»
Bạn cần phải thể hiện mình là người biết sử dụng thời gian.
Không ai muốn nhận một nhân viên nào ngồi cho qua ngày, vì
vậy bạn cần phải thể hiện tính chủ động của mình trong công
việc. Bạn có thể kết thúc như sau: “Sau một ngày hoàn tất công
việc và chuẩn bị về nhà, tôi luôn thu dọn bàn làm việc, và
chuẩn bị kế hoạch cho công việc ngày mai”.
“Với công việc của công ty hiện nay, anh (chị) có những kinh
nghiệm gì?”
Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để bạn giới thiệu mình.
Nhưng trước hết, bạn cẩn phải hiểu được mong muốn của nhà
tuyển dụng. Vị giám khảo không chỉ đang tìm một kỹ sư, một
kế toán có năng lực mà là họ đang tìm một người biết giải
quyết vấn đề. Trước câu hỏi này, có thể nhà tuyển dụng sẽ nói
cho từng người biết khái quát về tình hình công việc. Những
thông tin mà bạn có được sẽ làm bạn trả lời mạch lạc, khoa học
hơn.
Như một công ty ô-tô vận tải đang đứng trước vấn đề vận
chuyển hàng hoá, thì họ sẽ rất vui khi nghe câu trả lời: “Tôi có
kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, rất thông
thạo các thiết bị mà quý ông có, điều nãy sẽ làm tôi nhanh
chóng hoà nhập với công việc. Tôi hiểu về những yêu cầu kế
hoạch giao hàng và vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ. Điểm
cuối cùng là tôi luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế, luôn cố gắng
hạn chế việc hỏng hóc các linh kiện máy móc và tránh không
bị trả lại hàng”.
“Anh (chị) thích và không thích điểm gì ở công việc?”
Vị giám khảo đang muốn tìm một điểm yếu của bạn. Nế ...