Danh mục

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.62 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai Trồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là đúng cách, trồng như thế nào để có được chậu mai kiểng đẹp? – Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Những tư liệu dưới đây giới thiệu khá chi tiết về cách trồng, chăm sóc để có được một chậu mai kiểng đẹp vào dịp Tết. Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai Kỹ thuật trồng và chăm sóc maiTrồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là đúngcách, trồng như thế nào để có được chậu mai kiểng đẹp? – Đó là câu hỏi được nhiềungười quan tâm. Những tư liệu dưới đây giới thiệu khá chi tiết về cách trồng, chăm sócđể có được một chậu mai kiểng đẹp vào dịp Tết. Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. Nókhông quá kén đất trồng. Bằng chứng là trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cátpha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi…mai vẫn phát triển tốt.Tuy nhiên, mai kỵ đất bị úng thuỷ, thường xuyên ngập lụt. Rễ mai dài bởi vậy nước ngậplâu dài sẽ khiến cây bị héo úa và chết dần. Trong rễ mai, rễ bàng (mọc quanh đoạn cổ rễ)có sức sống mạnh nhất. Bị chặt đứt, chúng lại mọc ra. V ì vậy, bộ rễ bàng đóng vai tròquan trọng với việc sinh trưởng và phát triển của cây mai. Mai vàng nở rực rỡĐiều quan trọng nhất với mai kiểng là dáng cây và việc ra hoa đúng kỳ.Cành lá quá tốtsẽ gây ra ức chế với việc trổ hoa. Cây còi cọc quá thì hoa ít, không đẹp. Mai kiểng đượctrồng trong chậu với lượng đất giới hạn, nên việc bón phân, chăm sóc cho mai hết sức cầnthiết.Người trồng mai kiểng còn chú ý đến môi trường sống của mai. Mai là loại cây thích hợpvới khí hậu nóng ấm, từ 25o – 30o, có thể chịu được nhiệt độ cao trong nhiều ngày, nhiềutháng. Tuy nhiên, ở những nơi nhiệt độ thấp (dưới 10o), mai sinh trưởng kém.Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai :Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuậtcao, (trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao). Nh ưng nhiều loại cây có cáchtrồng giản dị. Mai là một loại cây như vậy. Tuy nhiên, đó là cách trồng để cây mai sốngvà ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghépnhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác. Nó đòi hỏi người trồngphải có kỹ thuật, hiểu biết về loài cây này.1. Lên luống và mương rãnh thoát nướcCây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch n ước ngầm dâng quá cao, đấtthường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống.Thông thường, bề ngang luống rộng từ 1-1,2m. Luống này sẽ dùng để ương mai con, khilướn bứng trồng vào chậu. Giữa hai luống mai sát nhau nên có mương, rãnh thoát nước,tránh ngập úng cho vườn mai.2. Nhân giốnga). Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm làsố lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thườngkhông mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khácvới cây mẹ...).b). Nhân giống vô tính: Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghépcành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặctính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể sản xuất đại trà với sốlượng lớn.* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dàikhoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏđó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vàoxung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt.Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khibầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khácđể tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang mộtcây khác làm gốc ghép.* Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cànhhay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một h ình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồibóc lớp vỏ đó ra.Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tamgiác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, d ùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghéplại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây maighép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.* Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép(hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép vàgốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổingang nhau mới tốt.Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su ho ặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghépcho chắc chắn.Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọnnơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt đ ược thành công ...

Tài liệu được xem nhiều: