Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái niệm tranh in đầy đủ như ngày nay được hình thành trong thời gian dài phát triển các kỹ thuật chế bản và in ấn cũng như các quan niệm... I. Tranh in – khái niệm, thuật ngữ và phân loại 1.1. Một số vấn đề xung quanh việc sử dụng khái niệm, thuật ngữ liên quan trực tiếp với tranh in. Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái niệm tranh in đầy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật và thuật ngữ tranh in
Kỹ thuật và thuật ngữ tranh in
Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái
niệm tranh in đầy đủ như ngày nay được hình thành trong thời gian dài phát triển
các kỹ thuật chế bản và in ấn cũng như các quan niệm...
I. Tranh in – khái niệm, thuật ngữ và phân loại
1.1. Một số vấn đề xung quanh việc sử dụng khái niệm, thuật ngữ liên quan trực tiếp
với tranh in.
Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái niệm
tranh in đầy đủ như ngày nay được hình thành trong thời gian dài phát triển các kỹ thuật
chế bản và in ấn cũng như các quan niệm và cách đánh giá loại hình nghệ thuật đồ họa
này bởi những người hoạt động sáng tác, nghiên cứu tranh in chuyên nghiệp trên toàn thế
giới. Tuy nhiên, ở nước ta, khái niệm, cách gọi tranh in vẫn chưa được tường giải cặn kẽ
để đi đến một thuật ngữ chính xác và thống nhất. Khái niệm về tranh in chỉ được hình
dung ra khi nghiên cứu các thuật ngữ gần nghĩa với nó hay bao hàm nó như đồ họa, đồ
họa tạo hình, đồ họa giá vẽ, đồ họa độc lập, đồ họa ấn loát. Bên cạnh đó, chúng ta còn
gặp những thuật ngữ, khái niệm quen thuộc như tranh đồ họa, đồ họa tranh in, tranh khắc
in, tranh in để chỉ những tác phẩm đồ họa được hình thành từ ý tưởng, mục đích nghệ
thuật độc lập của cá nhân họa sỹ và được thể hiện bằng quá trình chế bản khắc và in ấn.
Với tình hình khá phức tạp về tên gọi một thể loại tranh như trên, ở phần này của đề tài
nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu để hướng tới việc xác định, đưa ra khái niệm bao quát
và ngắn gọn nhất, qua đó có thể phán ánh sát nhất về nó.
Mục từ “Đồ họa” trong từ điển “Thuật ngữ mỹ thuât phổ thông” được diễn giải như sau:
“đồ họa (A. Graphic art; P. Art graphique) Một ngành vẽ , trong đó người ta dùng kỹ
thuật in ấn đề thể hiện tác phẩm, sản xuất hàng loạt bản để có thể phổ biến rộng rãi.
Không giống các thể loại tranh khác, tranh đồ họa có nhiều bản gốc do số lượng tranh
được in nhiều… Một tranh đồ họa đẹp, ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cục và hình, còn phải
chú ý tới những yêu cầu về kỹ thuật khắc và kỹ thuật in ấn” (x. tr.67). Sự diễn giải khái
niệm “đồ họa” ở đây thực sự làm cho người tra từ điển hiểu rằng “đồ họa” là nghệ thuật
của những bức tranh được in ra nhiều lần từ những bản khắc. Song, những bức tranh
được thể hiện bằng cách ấy thường được nhiều người quen gọi là “tranh đồ họa” hay “đồ
họa tranh in”. Vì vậy, nội dung giải nghĩa trên chỉ có thể phù hợp khái niệm “tranh đồ
họa” hay “đồ họa tranh in”. Song, nếu như vậy thì sẽ dẫn đến sự thiếu đầy đủ trong diễn
giải khái niệm về tranh đồ họa. Trong cuốn “Nghệ thuật Đồ họa”, Nguyễn Trân định
nghĩa đồ họa là một lĩnh vực rộng và là một trong những loại hình chính của mỹ thuật.
Theo đó, nghệ thuật đồ họa bao gồm đồ họa tạo hình (các loại tranh vẽ bằng các chất liệu
như: chì, than, mực, màu nước, sáp màu, bút dạ, bút sắt… trên giấy; các thể loại tranh
khắc in như: tranh khắc gỗ, tranh khắc kim loại, tranh in đá, in lưới, in độc bản…) và đồ
họa ứng dụng (các sản phẩm in ấn công nghiệp như tem thư, sách báo, nhãn mác, áp
phích quảng cáo…). Như vậy tranh đồ họa bao gồm cả tranh vẽ và tranh in. Quan niệm,
cách phân loại về tranh đồ họa của Nguyễn Trân còn tìm thấy sự trùng hợp trong cuốn
“Giáo trình Đồ họa” của Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trong cuốn này, các tác giả
xếp các loại tranh đồ họa vào một khu vực và gọi chung là đồ họa tạo hình (X. tr.5). Tuy
nhiên, trong phần phân biệt các thể loại đồ họa của công trình này, đồ họa tạo hình được
chia làm hai nhánh với hai tên gọi có thể dẫn đến sự không đồng nhất với cách phân chia
và cách gọi trong “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông”. Cuốn giáo trình cho rằng, đồ
họa tạo hình bao gồm: đồ họa giá vẽ và đồ họa ấn loát (tranh in đồ họa do họa sỹ sáng
tác, nó khác với những ấn loát phẩm phiên bản tranh, ảnh, sách, báo) (tr.5). Còn cuốn từ
điển lại phân biệt tranh in là đồ họa độc lập, đồ họa giá vẽ; các ấn phẩm sách, báo, tem
thư, áp phích… là đồ họa ấn loát. Minh họa cho mục từ “đồ họa” của từ điển nói trên
gồm hai phần cụ thể đã cho thấy quan niệm trong sự phân định về đồ họa tranh in và đồ
họa ứng dụng. Phần đầu gồm hai tranh in: tranh khắc cao su của tác giả Mendez (Mehico)
và tranh khắc thạch cao của Đường Ngọc Cảnh với chú dẫn “đồ họa độc lập (đồ họa giá
vẽ)”. Phần kia là các ấn phẩm sách, áp phích, logo, tem, bao bì với tên gọi chung “đồ họa
ấn loát”. Rõ ràng rằng, cả hai công trình “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông” và
“Giáo trình Đồ họa” này chưa thống nhất làm rõ đâu là đồ họa giá vẽ và đâu là đồ họa ấn
loát.
Thực ra, đồ họa độc lập hay đồ họa giá vẽ chỉ là cách gọi khác của đồ họa tạo hình. Các
cách gọi này phổ biến chủ yếu ở Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu trước khi khối các
nước XHCN ở Châu Âu tan rã. Ngoài ra, phân nhánh đồ họa này cũng từng được gọi là
đồ họa tự do bởi nó bao hàm các tác phẩm được sáng tác trên giấy, xuất phát từ cảm xúc
và ý tưởng tự do của họa sỹ, không phụ thuộ ...