Danh mục

Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.69 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước đây, khi soạn giáo án cho một bài học, giáo viên thường bắt đầu từ đề mục: “Mục đích – yêu cầu”, trong đó những cụm từ “quen thuộc” thường dùng là “giúp học sinh nắm vững …”; “giúp học sinh hiểu rõ …” vv… đó là một cách đề xuất hết sức chung chung, hình thức!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý Trước đây, khi soạn giáo án cho một bài học, giáo viên thường bắt đầutừ đề mục: “Mục đích – yêu cầu”, trong đó những cụm từ “quen thuộc”thường dùng là “giúp học sinh nắm vững …”; “giúp học sinh hiểu rõ …” vv…đó là một cách đề xuất hết sức chung chung, hình thức!Trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học, cùng với nhiều vấn đề khác,việc thay đổi cách xác định mục tiêu của bài học cũng cần được quan tâmđúng mức. Chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến xung quanh vấn đề này. Trước hết, cần phải phân biệt rõ: Đâu là mục đích và đâu là mục tiêu! Mục tiêu (objective) là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học vật lý, dochính giáo viên đề ra để định hướng hoạt động dạy học. Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt tới, nhưng chúngkhác nhau cơ bản: - Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn. Ví dụ: mục đích của chươngtrình vật lý trung học phổ thông - Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể. Ví dụ: mục tiêu của mộtbài dạy học. Nh ư vậy, mục đích quy định mục tiêu. Mục đích chung của chương trình vậtlý trung học phổ thông quy định mục tiêu cụ thể của các chương, bài vật lý cụ thể ởlớp 10,11, 12. Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần phải đề ra mục tiêu. Nhờ vậy, hoạt độngmới có định hướng đúng, tổ chức phù hợp và kết quả mới được đánh giá rõ ràng.Hoạt động dạy học cũng phải đạt đến những mục tiêu nhất định trong từng bài,từng chương, trong suốt cả quá trình. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứđể tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quảdạy học. Việc xác định mục tiêu dựa trên những nguyên tắc nào? - Mục tiêu phải phản ánh được mục đích giáo dục của nhà trường Việt Namnói chung, mục đích của chương trình vật lý ở cấp học, lớp học. - Mục tiêu phải phù hợp với lý luận dạy học hiện đại, cụ thể hóa vào bài dạynguyên lý, quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng về phương pháp dạy học và giáo dụcnói chung. - Mục tiêu phải định rõ các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh,tránh viết chung chung, thiếu cụ thể. Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, thông thường mục tiêu phải chỉrõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. ở đây là mục tiêu học tập (learningobjectves) chứ không phải là mục tiêu giảng dạy (teaching objectves). - Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, chứ không phảilà chủ đề. - Mục tiêu không phải chỉ ra tiến trình bài học mà phải chỉ rõ sản phẩm củabài học. - Các mục tiêu cụ thể được ghi rõ phân cách nhau để tiện cho việc đánh giákết quả bài học. - Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độhọc sinh phải đạt bằng hành động.. Để viết mục tiêu cụ thể, nên dùng các động từnhư: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạc, tính toán, quan sát,lập được, vẽ được, thu thập, áp dụng... không dùng các động từ chung chung khôngđo đạc được như các động từ “nắm được”, “hiểu rõ”... Các dạng mục tiêu trong dạy học vật lý Mục tiêu được đề ra nhằm vào việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Liên quanvới 3 nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học, bài vật lý thường có các mục tiêu vềkiến thức, kỹ năng, thái độ. - Nhóm mục tiêu nhận thức. Theo B.Bloom (1956), trong lĩnh vực nhận thức,có 6 mức độ: + Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm. + Hiểu: thông báo, thuyết minh, tóm tắt, thông tin, giải thích, suy rộng. + áp dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống mới. + Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, phân tích, đốichiếu, phân loại. + Tổng hợp: tập trung các bộ phận thành một tổng thể thống nhất, lập kếhoạch, dự đoán. + Đánh giá: khả năng đưa ra ý kiến về một vấn đề. Để xác định đúng mục tiêu, cần phải làm gì? Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nộidung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xácđịnh đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêucủa bài. Cuối mỗi bài học thường có hệ thống câu hỏi và bài tập. Giáo viên cũng có thểdựa vào đó để xác định mục tiêu bài học. Một số ví dụ về cách xác định mục tiêu Ví dụ khi dạy bài lăng kính, mục tiêu được xác định là: - Trình bày được cấu tạo của lăng kính. - Vẽ được đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính. - Viết đúng và vận dụng được các công thức cơ bản của lăng kính để giải mộtsố bài tập về lăng kính. - Nêu được một vài ứng dụng của lăng kính. Còn khi dạy bài các cách ghép nguồn điện thì mục tiêu là: - Trình bày được cách mắc các loại bộ nguồn ghép nối tiếp, ghép xung đối,ghép song song, ghép hỗn hợp đối xứng (các nguồn giống nhau). - Thiết lập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: