Danh mục

Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 - 2006)

Số trang: 160      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.09 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung "Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 - 2006)" dưới đây để nắm bắt được một số công trình khoa học công nghệ tiêu biểu, một số bài báo khoa học tiêu biểu của khoa Nông học, khoa Chăn nuôi thú y,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956 - 2006) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘIKỶ YẾU 50 NĂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌCVÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (1956 - 2006) HÀ NỘI - 2006 12LỜI NÓI ĐẦU 34KHOA NÔNG HỌC 56ẢNH KHOA 78 K hoa Nông học, tiền thân là khoa Trồng trọt thuộc Học viện Nông Lâm, nay là Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội được thành lập vào năm 1956. Trải qua 50 năm hoạt động, tập thể các thế hệ giáo viên, cán bộ công nhânviên của khoa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học vàchuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Ngay từ khi mới thành lập đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ khoa học đãxác định rõ hai nhiệm vụ chính của khoa là i) Đào tạo kỹ sư nông nghiệp có chất lượngcao phục vụ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, ii) Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơbản và ứng dụng về các lĩnh vực như trồng trọt, bảo vệ thực vật và chọn giống câytrồng. Theo hai định hướng trên, bên cạnh các thành tích to lớn trong công tác đào tạo,khoa Nông học đã trở thành một trong các trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyểngiao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trong cả nước. Các kết quả nghiên cứu vàchuyển giao công nghệ trong 50 năm qua đã có tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực củasản xuất nông nghiệp của Việt nam, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt.Giai đoạn 1956 - 1975 Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự nghiệp nghiêncứu khoa học nông nghiệp của Việt Nam. Nhiều thầy cô giáo, nhà khoa học thuộc Họcviện Nông Lâm là những nhà khoa học tiên phong trong công tác nghiên cứu và chuyểngiao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Các kết quả nghiên cứu được chuyển giaotrực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, tạo sự thay đổi lớn về mặt kỹ thuật trồng trọt, thểhiện trong các lĩnh vực sau: - Nghiên cứu xây dựng nhiều quy trình kỹ thuật tăng năng suất lúa và các loại câytrồng khác. Kết quả nghiên cứu đã làm tăng nhanh năng suất các loại cây trồng, thiếtthực góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. - Nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng trong đó thành công lớn nhất làchuyển đổi vụ lúa chiêm sang vụ lúa xuân do tập thể các nhà khoa học (Bùi Huy Đáp,Đinh Văn Lữ và Nguyễn Văn Luật, 1964). Thử nghiệm sản xuất thành công cà chuaxuân hè trái vụ tại vùng Đồng bằng sông Hồng (Tạ Thu Cúc, 1968-1970). - Nghiên cứu chọn tạo các loại giống cây trồng mới ngắn ngày, nhiều giống câytrồng mới đựợc chọn tạo và chuyển giao vào sản xuất như các giống lúa: Nông nghiệp 1(NN1), 813 và 828 của Lương Định Của, các giống Đông xuân 1, Đông xuân 2, Đôngxuân 3, Đông xuân 4 và Đông xuân 5 của Vũ Tuyên Hoàng, các giống VN10 (NN 75-3),A4 (NN 75-5) của Trần Như Nguyện.Giai đoạn 1976 - 1995 Tiếp bước truyền thống nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất của giai đoạn trước, sau khi đất nước thống nhất, mặc dù còn gặp rất nhiều khó 9khăn, song công tác nghiên cứu khoa học của khoa vẫn được duy trì, hàng loạt các côngtrình nghiên cứu thành công được áp dụng ngay vào sản xuất như: - Quy trình phá ngủ khoai tây; Quy trình xử lý lạnh các loại cây rau (hành tỏi), câyhoa loa kèn trồng; Sử dụng các chế phẩm tăng năng suất các loại cây lương thực, thựcphẩm của Bộ môn Sinh lý thực vật. - Nhiều giống cây trồng mới được chọn tạo hơn hẳn các giống địa phương, nhưcác giống lạc B 5000, Sen lai 75-23, V79, các giống đậu tương M-103, DT-93, giốngđậu xanh ĐX-04 của Bộ môn Cây công nghiệp. Các giống lúa ĐH60, nếp 44, đậu tươngV48, cà chua MV1 của Bộ môn Di truyền giống. - Tập thể thầy cô giáo Bộ môn Rau quả đã thành công trong nghiên cứu các quytrình kỹ thuật, chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả, cây rau như: Áp dụngthành công kỹ thuật ghép táo, ghép hồng; nhập nội, chọn lọc và chuyển giao vào sảnxuất giống bưởi POMELO (bưởi Đại học Nông nghiệp I), giống táo Thiện Phiến… - Tham gia điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng ở miền Bắc và Tây Nguyên (Bộmôn Côn trùng - Bệnh cây). - Nghiên cứu xây dựng vùng cách ly địa hình sản xuất khoai tây sạch bệnh và điềutra phát hiện bệnh Virus thực vật ở Việt Nam. - Kết hợp với các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp xây dựng tiêu chuẩn sắn látkhô của Việt Nam.Giai đoạn 1996 - 2006 Đây là giai đoạn các điều kiện nghiên cứu đã được cải thiện hơn, kinh phí Nhànước đầu tư cho nghiên cứu đã được nâng lên đáng kể, thêm vào đó nhiều cán bộ trẻđược đào tạo ở nước ngoài trở về trực tiếp tham gia nghiên cứu… đã góp phần thúc đẩycông tác nghiên cứu khoa học của khoa. Những đóng góp lớn phải kể đến là chọn tạothành công và đưa ra trồng ngoài sản xuất các giống lúa thuần, lúa lai, đậu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: