Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 nhằm đánh giá hiện tình kinh tế đất nước, xác định những rào cản và khiếm khuyết để từ đó đề ra những chủ trương, chính sách tháo gỡ khó khăn, thay đổi thể chế kinh tế nhắm tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 PHẦN 1 -X ĂM 2014 ĂM 201 1 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2014: TỔNG QUAN VĨ MÔ PGS.TS. Trần Đình Thiên và các cộng sự Viện Kinh tế Việt Nam 1. Tăng trƣởng GDP Hình 1.1. Tăng trƣởng GDP theo quý giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị: %) Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) Hình 1.2. Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 1990-2014 10 9.5 9 8.4 8.5 Trung bình 1990-2010 7.8 8 7 6.8 6.4 6.0 6 5.5 5 4 3 I II IV I II IV I II IV I II IV I II IV I II IV I II 1991 2000 III III III III III III III IV 1990 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. 2 Tăng trưởng năm 2014 vẫn diễn ra theo kịch bản cũ “tiếp tục hồi phục, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước” (H.1.1). Điểm nhấn là tăng trưởng bất ngờ ở quý 3 (6.07%) và quý 4 (6.96%) làm cho mức tăng trưởng cả năm cao hơn hẳn so với 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% và chưa thực sự bền vững. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng năm 2014 thấp hơn khá xa mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1990-2010 (H.1.2). Trong mức tăng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất 7.14%, cao hơn nhiều so với năm trước. Bảng 1.1. Đóng góp vào tăng trƣởng theo ngành (%) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số 6.78 5.89 5.25 5.42 5.98 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0.47 0.66 0.4 0.48 0.61 Công nghiệp và xây dựng 3.2 2.32 2.15 2.09 2.75 Dịch vụ 3.11 2.91 2.7 2.85 2.62 Hình 1.3. Tăng trƣởng GDP theo ngành (%) Ngành nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 cao hơn so với 3 năm trở lại đây nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, một 3 thực tế của ngành này là nhập khẩu đầu vào lớn, bao gồm giống, thiết bị vật tư, thuốc trừ sâu, nguyên liệu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị nhập khẩu của toàn bộ ngành trong 11 tháng năm 2014 ước tính 19.78 tỷ USD. Điều này chứng tỏ khả năng sản xuất, cung ứng trong nước bị phụ thuộc ngày càng nhiều từ bên ngoài. Nhiều mặt hàng nông sản (chè, cà phê, cao su), thủy hải sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá basa) xuất khẩu ra thị trường thế giới với sản lượng lớn nhưng “không bền vững” do chất lượng và giá trị gia tăng thấp. Nông nghiệp nói chung vẫn chủ yếu phát triển “quảng canh”, chưa thật rõ định hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chất lượng và hiệu quả. Tuy năm 2014 đánh dấu sự chuyển hướng trong tái cơ cấu ngành, song xu hướng chi phối vẫn là “sản lượng cao, tiêu tốn nhiều nguồn lực, chất lượng thấp và giá trị gia tăng thấp”. Điểm sáng của ngành là đã có những đột phá mạnh trong ứng dụng rộng rãi khoa học kĩ thuật, công nghệ cao, với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn vào sản xuất nông nghiệp. Xu hướng tuy mới bắt đầu nhưng có khả năng lan tỏa nhanh. Ngành công nghiệp Hình 1.4. Chỉ số quản trị mua hàng PMI, % Nguồn: HSBC Sản xuất công nghiệp năm 2014 phục hồi đáng kể ở tất cả các nhóm ngành. Tính cả năm 2014, chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 7.6% so với năm 2013, cao hơn nhiều mức tăng 5.9% của năm 2013. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2014 tăng 10% so cùng kỳ năm 2013. Tính cả năm 2014, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến 4 tăng 12%, thấp hơn cùng kỳ 2013 là 0.87 điểm %. Chỉ số quản trị mua hàng PMI từ tháng 9 năm 2013 đã liên tục cao hơn ngưỡng 50 điểm (Hình 1.4). Các nhà quản trị mua hàng đều nhận thấy điều kiện kinh doanh trong nước đang được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, về thực chất, nền công nghiệp nước ta là nền công nghiệp định hướng phi công nghệ1. Theo báo cáo của Bộ KHCN năm 2012, phần lớn các doanh nghiệp nước ta sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Khoảng 80%-90% công nghệ Việt Nam đang sử dụng là ngoại nhập. 76% máy móc, dây chu ...