Danh mục

Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 2 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển)

Số trang: 260      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.16 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (260 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 2 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khảo sát trở ngại về việc tiếp thu Tiếng Trung của tân sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh học tập trực tuyến; Văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Hoa trên đất Việt; Phân tích ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Thủ Dầu Một;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 2 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển) 394 KHẢO SÁT TRỞ NGẠI VỀ VIỆC TIẾP THU TIẾNG TRUNG CỦA TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRONG BỐI CẢNH HỌC TẬP TRỰC TUYẾN Hồ Thị Yến Nhi, D19TQ06, Khoa Ngoại Ngữ, Email:1922202040162@student.tdmu.edu.vn, Phone: 0866546431 TÓM TẮT Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, yêu cầu các nước thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn và kiểm soát dịch. Trong bối cảnh “Tạm ngừng lớp học, không ngừng học tập” thì học tập trực tuyến đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên sự tách biệt giữa giáo viên và học sinh về vấn đề thời gian và không gian cũng mang đến những thách thức mới cho việc học. Kết quả nghiên cứu thông qua các cuộc khảo sát trực tuyến với 454 tân sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một cho thấy phương pháp giảng dạy, môi trường học tập và đặc biệt là các đặc điểm của tiếng Trung Quốc chính là ba nguyên nhân chính khiến cho việc học trực tuyến của tân sinh viên gặp nhiều trở ngại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo của trường sau này. Nghiên cứu này có thể được xem là tiền đề cho những nghiên cứu cùng đề tài về dạy và học trực tuyến tại trường. Ngoài ra, trong bài viết có đưa ra một vài kiến nghị để làm cơ sở để phát triển phương pháp dạy học trực tuyến sau này. Từ khóa: Học tập trực tuyến; tân sinh viên D21; trở ngại; tiếp thu tiếng Trung Quốc 1. Đặt vấn đề Học trực tuyến diễn ra thông qua mạng Internet với tên gọi là E-learning, cũng có nghĩa là học từ xa. Nội dung được cập nhật qua các ứng dụng học trực tuyến như: Microsoft Teams, Zoom, Google Meet,.... Cách học này mang tính tương tác cao và đa dạng giữa giáo viên và học viên. Việc học trực tuyến đã có từ những năm 1986 nhưng trong 15 năm trở lại đây phương pháp này mới được nhiều người biết đến. Theo nghiên cứu của Babson Survey thì Mỹ có trên 7 triệu sinh viên tham gia học online và các tổ chức, đại học tại các nước phát triển cung cấp hình thức học trực tuyến lên đến 80% trong đó có các trường đại học top đầu như: Đại học California – Berkeley, Harvard và Chicago. Đối với Việt Nam phương pháp học này chỉ mới phổ biến vào thời gian gần đây khi đại dịch Covid-19 bùng phát và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 / CT-TTg, thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, hạn chế đi lại, tụ tập đông người, kể cả tập trung đào tạo trong các cơ sở giáo dục. Nhằm đẩy kịp tiến độ đào tạo trường Đại Học Thủ Dầu Một đã kịp thời áp dụng phương pháp học trực tuyến cho tất cả sinh viên. Thực tế cho thấy, nhóm tân sinh viên khóa D21 có nhiều nét đặc thù hơn so với sinh viên toàn trường. Vì thời gian bắt đầu nhập học theo kế hoạch đào tạo cũng chính là khi dịch Covid-19 bùng phát. Buộc các sinh viên 395 phải học tập trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022. Vì vậy trở ngại của tân sinh viên trong bối cảnh học tập trực tuyến là vấn đề đang rất được quan tâm. Đặc biệt là đối với tân sinh viên D21 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khi phải tiếp thu thêm một loại ngôn ngữ mới và học song song 2 ngoại ngữ. Nhìn vào các nghiên cứu liên quan của các nước trên thế giới, trong những năm gần đây, lo lắng khi học ngoại ngữ đã trở thành một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiếp thu ngôn ngữ thứ hai và đắt thụ ngoại ngữ (Horwitz, 2010). Hiện nay, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước về sự lo lắng khi học tiếng Trung Quốc của sinh viên nước ngoài, chẳng hạn như các nghiên cứu của Qian Xu-jing (钱旭菁,1999) [4], Zhang Li và Wang Biao (张莉 & 王飙,2002) [8] , Zhang Xiao-lu (张晓路,2008) [9], Cao Xian-wen và Tian Xin (曹 贤文 & 田鑫,2017) [2] … Các nghiên cứu tập trung phân tích, lý giải quá trình học tập tiếng Trung Quốc, đặc điểm tiếng Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Nhưng trong các nghiên cứu này vấn đề về nỗi lo lắng trong quá trình học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Hơn nữa, cũng có rất nhiều bài nghiên cứu quan tâm về trải nghiệm học tập của sinh viên đại học. Trong số các nghiên cứu liên quan về các yếu tố của trải nghiệm học tập trực tuyến của sinh viên, nghiên cứu đầu tiên được thực hiện ở nước ngoài Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu EDUCAUSE. “Tập trung vào trải nghiệm học tập của giáo dục trực tuyến.”[7] đã hợp tác với 251 cơ sở giáo dục đại học dưới hình thức khảo sát bảng câu hỏi vào năm 2014, và thu được thông tin về tình trạng trải nghiệm học tập của sinh viên đại học. Bài nghiên cứu này ...

Tài liệu được xem nhiều: