Lá dâu tằm sử dụng trong đông y
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 154.85 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
.Lá dâu tằm sử dụng trong đông y Dâu tằm là loài cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời. Bà con thường trồng một vài cây dâu vừa làm hàng rào vừa làm thuốc. Có người cho rằng, cây dâu có tác dụng kỵ tà. Trong quá trình trồng dâu nuôi tằm, các vị lương y ngày xưa đã phát hiện ra cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh, đó là cành dâu (tang chi), vỏ rễ dâu (tang bạch bì), quả dâu (tang thầm), tầm gửi cây dâu (tang ký sinh), tổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lá dâu tằm sử dụng trong đông y Lá dâu tằm sử dụng trong đông yDâu tằm là loài cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời. Bà con thườngtrồng một vài cây dâu vừa làm hàng rào vừa làm thuốc. Có người cho rằng,cây dâu có tác dụng kỵ tà. Trong quá trình trồng dâu nuôi tằm, các vị lương yngày xưa đã phát hiện ra cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh, đó làcành dâu (tang chi), vỏ rễ dâu (tang bạch bì), quả dâu (tang thầm), tầm gửicây dâu (tang ký sinh), tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu), sâu dâu vàđặc biệt là lá dâu (tang diệp) - một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trongĐông y. Lá dâu nhuận phế an thần, tốt cho người bị ho do phế nhiệt, viêm họng, suy nhược thần kinh.Tang diệp vị ngọt, tính mát vào kinh phế và kinh tâm. Có tác dụng trừ ho, chốngcảm cúm, bổ tâm an thần, bổ âm liễm phế, cố biểu, dùng cho những trường hợpphế nhiệt, ho khan, viêm họng, viêm thanh quản, suy nhược thần kinh, đau đầu mấtngủ, tim hồi hộp. Liều dùng 30 - 50g/ngày dược liệu tươi hoặc 15 - 19g/ngày dượcliệu khô. Xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng tang diệp.Trị ho khan do phế nhiệt: người bệnh ho kéo dài, hơi thở nóng, khô họng, khôniêm mạc, đau rát họng, đờm vàng dính. Dùng một trong các bài:Bài 1: lá dâu 40g, lá xương sông 20g, mạch môn 16g, cát cánh 16g, mã đề thảo16g, lá đinh lăng 16g, rau tần dày lá 12g. Sắc uống ngày 1 thang.Bài 2: lá dâu 20g, cát căn 16g, lá vông 16g, mơ muối 10g, cam thảo 12g, lá xươngsông 20g, rau má 20g. Sắc uống ngày 1 thang.Trị đau ngực do thiểu năng mạch vành, hồi hộp khó ngủ, lo âu trằn trọc. Dùng bài:lá dâu 40g, lạc tiên 24g, lá vông 20g, lá đinh lăng 24g. Sắc lấy nước đặc chia 2 lầnuống vào buổi tối.Trị cảm thử, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, người mệt lả, nhịp timnhanh. Dùng bài: lá dâu 40g, hoàng kỳ 16g, mẫu lệ 16g, bạch biển đậu 16g, đươngquy 12g, bạch truật 16g, phòng sâm 12g, sinh khương 4g, cam thảo 12g. Sắc uốngngày 1 thang.Trị viêm phế quản mạn tính: người bệnh ho nặng tiếng, đau ngực, khó thở, ráthọng, đờm dính. Dùng bài: lá dâu sao vàng 15g, cát cánh 16g, tía tô 16g, cam thảo16g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, sa sâm 16g, bối mẫu 12g. Sắc uống ngày 1thang.Trị suy nhược thần kinh, đau váng đầu, khó ngủ, trí nhớ giảm. Dùng bài: lá dâu30g, phục thần 10g, hắc táo nhân 16g, đương quy 16g, hà thủ ô 12g, phòng sâm16g, khởi tử 16g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.Trị rụng tóc, khô tóc. Dùng bài: lá dâu, cỏ mần trầu mỗi thứ 1 nắm cho vào nồi, đổvừa nước đun sôi để ấm rồi gội đầu. Dùng thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lá dâu tằm sử dụng trong đông y Lá dâu tằm sử dụng trong đông yDâu tằm là loài cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời. Bà con thườngtrồng một vài cây dâu vừa làm hàng rào vừa làm thuốc. Có người cho rằng,cây dâu có tác dụng kỵ tà. Trong quá trình trồng dâu nuôi tằm, các vị lương yngày xưa đã phát hiện ra cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh, đó làcành dâu (tang chi), vỏ rễ dâu (tang bạch bì), quả dâu (tang thầm), tầm gửicây dâu (tang ký sinh), tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu), sâu dâu vàđặc biệt là lá dâu (tang diệp) - một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trongĐông y. Lá dâu nhuận phế an thần, tốt cho người bị ho do phế nhiệt, viêm họng, suy nhược thần kinh.Tang diệp vị ngọt, tính mát vào kinh phế và kinh tâm. Có tác dụng trừ ho, chốngcảm cúm, bổ tâm an thần, bổ âm liễm phế, cố biểu, dùng cho những trường hợpphế nhiệt, ho khan, viêm họng, viêm thanh quản, suy nhược thần kinh, đau đầu mấtngủ, tim hồi hộp. Liều dùng 30 - 50g/ngày dược liệu tươi hoặc 15 - 19g/ngày dượcliệu khô. Xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng tang diệp.Trị ho khan do phế nhiệt: người bệnh ho kéo dài, hơi thở nóng, khô họng, khôniêm mạc, đau rát họng, đờm vàng dính. Dùng một trong các bài:Bài 1: lá dâu 40g, lá xương sông 20g, mạch môn 16g, cát cánh 16g, mã đề thảo16g, lá đinh lăng 16g, rau tần dày lá 12g. Sắc uống ngày 1 thang.Bài 2: lá dâu 20g, cát căn 16g, lá vông 16g, mơ muối 10g, cam thảo 12g, lá xươngsông 20g, rau má 20g. Sắc uống ngày 1 thang.Trị đau ngực do thiểu năng mạch vành, hồi hộp khó ngủ, lo âu trằn trọc. Dùng bài:lá dâu 40g, lạc tiên 24g, lá vông 20g, lá đinh lăng 24g. Sắc lấy nước đặc chia 2 lầnuống vào buổi tối.Trị cảm thử, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, người mệt lả, nhịp timnhanh. Dùng bài: lá dâu 40g, hoàng kỳ 16g, mẫu lệ 16g, bạch biển đậu 16g, đươngquy 12g, bạch truật 16g, phòng sâm 12g, sinh khương 4g, cam thảo 12g. Sắc uốngngày 1 thang.Trị viêm phế quản mạn tính: người bệnh ho nặng tiếng, đau ngực, khó thở, ráthọng, đờm dính. Dùng bài: lá dâu sao vàng 15g, cát cánh 16g, tía tô 16g, cam thảo16g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, sa sâm 16g, bối mẫu 12g. Sắc uống ngày 1thang.Trị suy nhược thần kinh, đau váng đầu, khó ngủ, trí nhớ giảm. Dùng bài: lá dâu30g, phục thần 10g, hắc táo nhân 16g, đương quy 16g, hà thủ ô 12g, phòng sâm16g, khởi tử 16g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.Trị rụng tóc, khô tóc. Dùng bài: lá dâu, cỏ mần trầu mỗi thứ 1 nắm cho vào nồi, đổvừa nước đun sôi để ấm rồi gội đầu. Dùng thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lá dâu tằm y học cổ truyền thuốc nam quý hiếm bài thuốc nam kinh nghiệm trị bệnh dân gian y học dân gian tốt nhấtTài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 279 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
6 trang 183 0 0
-
120 trang 175 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 165 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
97 trang 125 0 0
-
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 125 0 0