Danh mục

Làm bạn với con có nghĩa là không ra lệnh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.80 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu bạn thực sự muốn trở thành bạn của con mình thì bạn nên biết rằng bé không thích nghe một người bạn ra lệnh cho chúng. Không phải cứ lớn tuổi hơn là có thể ra lệnh Cảm giác bị áp đặt là điều ai cũng có thể cảm thấy khi bị ai đó ra lệnh. Con của bạn có thể đã quen với việc nghe lệnh của bố mẹ rồi nhưng cũng có thể, chúng đã quen với suy nghĩ rằng mình bị bố mẹ áp đặt rồi và rất tự nhiên, chúng không bao giờ có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm bạn với con có nghĩa là không ra lệnh Làm bạn với con có nghĩa là không ra lệnh Nếu bạn thực sự muốn trở thành bạn của con mình thì bạn nên biếtrằng bé không thích nghe một người bạn ra lệnh cho chúng. Không phải cứ lớn tuổi hơn là có thể ra lệnh Cảm giác bị áp đặt là điều ai cũng có thể cảm thấy khi bị ai đó ra lệnh.Con của bạn có thể đã quen với việc nghe lệnh của bố mẹ rồi nhưng cũng cóthể, chúng đã quen với suy nghĩ rằng mình bị bố mẹ áp đặt rồi và rất tựnhiên, chúng không bao giờ có thể chia sẻ với bạn như với một người bạn. Việt Nam là một mô hình mang đặc trưng đông phương, nói là muốnlàm bạn với con nhưng chưa chắc bạn đã làm được một phần nhỏ của điềuđó. Một trong những cản trở đó là bạn không thể nào từ bỏ suy nghĩ rằng trẻcon thì phải nghe lời người lớn. Theo TS Huỳnh Văn Sơn, một trong những chuyên gia tâm lý đi đầutrong việc cổ súy các bậc phụ huynh nên làm bạn với con cho biết, làm bạnvới con không phải là cá mè một lứa, hay để cho tính tự lập, suy nghĩ, hànhđộng của con cái vượt khung. Khi đã xác lập niềm tin làm bạn cùng nhau,con cái sẽ lắng nghe và suy ngẫm những lời tư vấn của cha mẹ. Và như thế,chắc chắn những quyết định lớn, hoặc những vấn đề cần cân nhắc của conluôn có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của cha mẹ. Bạn vẫn có thể khéo léo can thiệp vào cuộc sống của con mình màkhông gây cảm giác áp đặt cho chúng. Để làm được điều này, bạn sẽ phải cốgắng rất nhiều để loại bỏ thói quen ra lệnh cho con mình. Từ bỏ thói quen ra lệnh Theo ThS. tâm lý Nguyễn Mạnh Hà, để từ bỏ được thói quen này, bạnphải học cách nghĩ rằng không ai trên đời thích nghe lệnh cả. Mọi việc đượcdàn xếp trên nguyên tắc một sự việc hợp lý và được hai bên chấp thuận.Ngay cả khi bạn muốn con mình làm một điều rất đúng, bạn cũng phải khiếnchúng hiểu rằng đó không phải là điều bạn áp đặt. Ví dụ, bạn không muốn con chơi game quá nhiều và bạn nói vớichúng rằng: Chơi game không tốt. Bọn trẻ sẽ cãi rằng: Các nhà khoa học nóirằng chơi game giúp phát triển phản xạ đấy bố! Và rồi bạn tức giận: Khôngnói nhiều, tắt điện tử đi ngay! Bọn trẻ sẽ không bao giờ tâm phục rằng chơi game là không tốt,chúng chỉ thấy bị áp đặt mà thôi. Thay vì quát tháo, sao hai bố con khôngcùng tìm hiểu về lợi hại của việc chơi game? Sau khi đã có các bằng chứngkhoa học cho thấy chơi game nhiều là không tốt, hai bố con sẽ cùng dàn xếpviệc nên chơi game bao lâu một ngày là hợp lý. Nếu bạn làm được điều này,bạn sẽ không mất công gào thét cậu ấm mỗi ngày về việc chơi game quánhiều nữa. Làm bạn với con là cả một quá trình học hỏi của người lớn, qua nhiềubước và nhiều phương pháp phức tạp. Phụ huynh hãy thử bước đầu tiên nàytrước nhé!

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: