Danh mục

Lạm dụng tiêm khớp, nguy cơ khó lường

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiêm ổ khớp hiện là cách chữa bệnh khớp khá phổ biến, nhất là ở các phòng mạch tư. Nếu không cẩn thận, nó có thể gây nhiễm trùng khớp, tàn phế suốt đời.Theo giáo sư Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp Việt Nam, tiêm vào ổ khớp là phương pháp điều trị có hiệu quả đối với các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp… nhưng bắt buộc phải có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cơ - xương - khớp.Cụt chi, teo cơ vì tiêm Anh Hoàng Bá S. bị tiêu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lạm dụng tiêm khớp, nguy cơ khó lường Lạm dụng tiêm khớp, nguy cơ khó lường Tiêm ổ khớp hiện là cách chữa bệnh khớp khá phổ biến, nhất là ở cácphòng mạch tư. Nếu không cẩn thận, nó có thể gây nhiễm trùng khớp, tàn phế suốtđời. Theo giáo sư Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp Việt Nam, tiêm vào ổkhớp là phương pháp điều trị có hiệu quả đối với các bệnh viêm khớp, thoái hóakhớp… nhưng bắt buộc phải có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoacơ - xương - khớp. Cụt chi, teo cơ vì tiêm Anh Hoàng Bá S. bị tiêu chỏm xương đùi, đau khớp đã hai năm. Gần đây,uống thuốc không còn tác dụng, anh được một bác sĩ ở xã tiêm trực tiếp vào khớpnên thấy đỡ nhiều. Nhưng tiêm đến lấn thứ ba, khớp bắt đầu sưng to, nóng, đỏ, đau, sốt…khiến anh không đi lại được nên phải vào bệnh viện cấp cứu. Thạc sĩ Nguyễn HữuTuyên, Phó khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E, cho biết bệnhnhân S. đã được dẫn lưu mủ, mổ nạo vét hoại tử do nhiễm trùng khớp, nhưng vẫnchưa hoàn toàn cải thiện được bệnh, có thể bị cứng khớp vĩnh viễn. Bác sĩ Nguyễn Thị Lực, Giám đốc Trung tâm Xương khớp Bệnh viện E,cho biết cơ sở này từng phẫu thuật cắt bỏ chi cho bệnh nhân bị hoại tử nặng dotiêm vào ổ khớp gối. Theo bác sĩ Lực, tiêm vào ổ khớp là biện pháp điều trị hiệuquả cao và kinh tế nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ - xương -khớp có kiến thức giải phẫu và được tiến hành ở phòng thủ thuật đủ điều kiện vôkhuẩn, khử khuẩn. Đặc biệt, phải nắm chắc được liều lượng thuốc tiêm vào ổkhớp, lộ trình cũng như tai biến xảy ra. Nếu bác sĩ chưa đủ trình độ, tiêm chệchvào cơ và mạch máu, người bệnh sẽ bị teo cơ, ảnh hưởng chức năng vận động.Nếu tiêm quá nông sẽ khiến bề mặt da vùng đó mất sắc tố, teo da tại chỗ... Tránh lạm dụng corticoid Giáo sư Trần Ngọc Ân cho biết, tình trạng cứ thấy bệnh nhân đau xươngkhớp là tiêm vào ổ khớp hiện khá phổ biến, đặc biệt ở các phòng mạch tư. Điềuđặc biệt nguy hiểm là hầu hết thuốc tiêm là corticoid, loại thuốc có rất nhiều tácdụng phụ, khi sử dụng phải theo kê đơn chặt chẽ. Việc lạm dụng corticoid kể cảđường uống hay đường tiêm và nhất là tiêm ổ khớp nếu kéo dài dẫn đến phụ thuộccorticoid, bệnh nhân có thể sẽ bị biến dạng cơ thể (hội chứng giả Cushing), teo cơ,yếu các chi, dính khớp, loãng xương, thậm chí liệt toàn thân...Bác sĩ Lực cảnh báo,cần thận trọng khi chỉ định tiêm khớp trong các trường hợp tiểu đường, suy giảmmiễn dịch, tăng huyết áp. Những bệnh nhân này cần được điều trị, kiểm soát tốtbệnh chính. Khi tiêm, nếu bệnh nhân thấy sưng đau, phải báo ngay cho bác sĩ. Nếusau ba ngày thấy sốt, sưng, nóng, đỏ, đau thì phải tới ngay chuyên khoa để kịp thờixử lý.

Tài liệu được xem nhiều: