Danh mục

Làm gì để phòng bệnh rubella?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.94 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi năm khi đến mùa đông xuân, bệnh rubella lại nổi lên, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Hiện đã có hàng trăm ca bệnh và con số này sẽ còn gia tăng trong thời tiết lạnh. Đây là bệnh sốt phát ban lành tính song nó lại nguy hiểm với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu vì có nguy cơ sảy thai, sinh con dị tật... Cần nhận biết để có cách phòng bệnh tốt nhất.Sự nguy hiểm của bệnh rubella Khi bệnh sởi đang dần được loại trừ tại Việt Nam thì các bệnh sốt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì để phòng bệnh rubella? Làm gì để phòng bệnh rubella? Mỗi năm khi đến mùa đông xuân, bệnh rubella lại nổi lên, nhất là ở cáctỉnh phía Nam. Hiện đã có hàng trăm ca bệnh và con số này sẽ còn gia tăngtrong thời tiết lạnh. Đây là bệnh sốt phát ban lành tính song nó lại nguy hiểmvới phụ nữ mang thai 3 tháng đầu vì có nguy cơ sảy thai, sinh con dị tật...Cần nhận biết để có cách phòng bệnh tốt nhất. Sự nguy hiểm của bệnh rubella Khi bệnh sởi đang dần được loại trừ tại Việt Nam thì các bệnh sốt phát bankhác, điển hình là bệnh rubella lại đang nổi lên. Tuy đã có vaccin phòng bệnhnhưng do chưa được đưa vào tiêm chủng mở rộng nên căn bệnh này vẫn còn bị thảnổi. Nguyên nhân gây bệnh là do virut thuộc nhóm Togavirus họ Togaviridae.Virut xâm nhập vào cơ thể qua những giọt nhỏ qua đường mũi họng, nhân lêntrong đường hô hấp rồi sau đó xâm nhập vào máu. Nhiễm virut huyết được pháthiện kéo dài trong 8 ngày trước đó và tồn tại 2 ngày sau khi phát ban. Sự đào thảivirut qua họng miệng kéo dài 8 ngày sau khi có triệu chứng. Rubella bẩm sinh làdo sự lây truyền qua rau thai từ người mẹ bị nhiễm sang thai nhi với các biểu hiệnchậm phát triển, thâm nhiễm gan, lách bởi các tổ chức tạo huyết, viêm phổi kẽ,giảm số lượng tế bào nhân khổng lồ trong tủy xương, các dị dạng về cấu trúc củahệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Virut có thể tồn tại ở bào thai trong thờigian mang thai và có thể đào thải trong vòng 6 – 31 tháng sau khi sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella kể cả thể không có triệu chứng lâmsàng đều có khả năng gây ra sự phát triển không bình thường của bào thai tới trên90%. Nguy cơ lớn nhất đối với thai nhi là mẹ bị nhiễm bệnh trong thời gian từ 3 -6 tuần của thai kỳ, hiếm gặp dị tật nếu người mẹ nhiễm rubella sau tuần thứ 20 củathai kỳ. Do đó biết được tình trạng miễn dịch của phụ nữ trước khi mang thai hoặccàng sớm càng tốt trong thời kỳ mang thai thông qua tiền sử tiêm chủng trước đóhoặc nhờ test huyết thanh học. Nếu kháng thể rubella có mặt trước hoặc trongvòng 10 ngày sau khi bị phơi nhiễm, bệnh nhân được coi là có miễn dịch và nguycơ tổn thương bào thai là không có. Nếu bào thai bị nhiễm rubella sớm sẽ có nguycơ cao làm thai chết trong bụng mẹ (thai lưu), sảy thai tự nhiên và mang các dị tật.Hội chứng Rubella bẩm sinh đã được coi như một dị dạng của tim bao gồm: cònống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, tổn thương ở mắt như đụcgiác mạc, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc và tật nhãn cầu nhỏ, tật đầu nhỏ, chậmphát triển trí tuệ và điếc. Một vài trẻ còn có suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tếbào gây nên giảm đào thải virut kéo dài dẫn đến tử vong. Những trường hợp dị tậttrung bình hoặc nặng có thể phát hiện được ngay sau khi sinh, những trường hợpnhẹ như mắc bệnh tim nhẹ, điếc thì đến khi trẻ vài tháng tuổi hay vài năm tuổi mớiphát hiện được. Các biểu hiện muộn của rubella bẩm sinh là mắc bệnh đái tháođường. Cần phân biệt rubella với các bệnh sốt phát ban khác Ở người lớn, có thể có các dấu hiệu trước khi phát ban trong khoảng 1 - 7ngày: sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Ở trẻ em, phát ban làbiểu hiện đầu tiên của bệnh. Các biểu hiện về hô hấp rất nhẹ hoặc hầu như khôngcó. Các ban nhỏ, đỏ (đốm Forschheimer) đôi khi xuất hiện ở màn hầu nhưngkhông phải là đặc trưng bệnh lý của bệnh. Sau đó ban bắt đầu mọc ở trán, mặt, lanxuống dưới lưng và các chi. Các ban dạng dát sẩn nhỏ giống như ban sởi nhưngmàu sáng hơn so với ban sởi nên được gọi là bệnh sởi Đức. Ban thường riêng biệtnhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ rộng như trong sốt tinh hồng nhiệt. Ban cóthể tồn tại từ 1 - 5 ngày nhưng hay gặp nhất kéo dài trong 3 ngày. Sưng hạch xuất hiện trước phát ban, thường biểu hiện rõ nhất trong giaiđoạn phát ban sớm, tồn tại vài ngày sau khi ban bay. Có thể xuất hiện lách to hoặchạch to toàn thân nhưng các hạch sau tai và hạch dưới chẩm thường hay gặp. Đôikhi gặp đau cơ và sưng khớp nhẹ đặc biệt ở phụ nữ trẻ. Sưng và đau các khớp cổtay, ngón tay, khớp gối biểu hiện rõ rệt nhất trong giai đoạn phát ban và có thể kéodài từ 1 - 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của rubella mất đi. Xuất huyết kèmtheo hoặc không kèm theo giảm tiểu cầu có thể xuất hiện. Viêm não tủy saurubella cũng tương tự như các bệnh viêm não khác nhưng ít gặp hơn nhiều so vớiviêm não sau sởi. Thời kỳ lui bệnh thì các triệu chứng giảm dần rồi tự khỏi. Saukhi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời nghĩa là không bị mắc bệnhtrở lại. Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virut và huyết thanh học. Có thểphân lập virut từ họng, máu, nước tiểu và phân bệnh nhân trong thời gian 1 - 2tuần sau khi phát ban. Huyết thanh chẩn đoán thường sử dụng các kỹ thuật xétnghiệm như ELISA, ức chế ngưng kết hồng cầu... phát hiện kháng thể đặc hiệu týpIgM. Phòng bệnh như thế nào? Miễn dịch chủ động đượ ...

Tài liệu được xem nhiều: