Làm gì khi con bị trêu chọc
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 165.98 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hu hu... Bạn Bi nói con là đồ mèo ú xấu xí, con không muốn đến lớp nữa đâu" - Bạn đã hơn một lần nghe con mếu máo kể về việc nó bị trêu ghẹo ở trường và chưa biết làm sao để bảo vệ trẻ không bị tổn thương.
Hầu như đứa trẻ nào cũng bị trêu chọc ít nhất một lần. Những lời nói không thiện chí này hằn sâu trong trong tâm hồn trẻ khi chúng quá nhạy cảm và chưa tự tin vào bản thân.
Dưới đây là những cách bạn có thể giúp trẻ vượt lên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi con bị trêu chọc Làm gì khi con bị trêu chọc? Hu hu... Bạn Bi nói con là đồ mèo ú xấu xí, con không muốn đến lớp nữa đâu - Bạn đã hơn một lần nghe con mếu máo kể về việc nó bị trêu ghẹo ở trường và chưa biết làm sao để bảo vệ trẻ không bị tổn thương. Hầu như đứa trẻ nào cũng bị trêu chọc ít nhất một lần. Những lời nói không thiện chí này hằn sâu trong trong tâm hồn trẻ khi chúng quá nhạy cảm và chưa tự tin vào bản thân. Dưới đây là những cách bạn có thể giúp trẻ vượt lên sự trêu ghẹo của chúng bạn: 1. Hãy lắng nghe một cách thông cảm: Đừng chối bỏ những gì trẻ kể cho bạn, thay vì thế, hãy lặp lại những điều trẻ vừa kể và tỏ ra thông cảm với chúng. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra đâu là thực chất cảm nhận của mình. Ví dụ: - Mẹ: “Vậy là bạn Ti nói con xấu xí vì con có một cái sẹo trên mặt phải không?” - Con: “Phải mẹ à, và đúng là con có một cái sẹo thật. Con không muốn đi học nữa đâu” - Mẹ: “Bạn Ti nói như vậy thật là không phải. Bạn không có quyền nói với con như thế. Mẹ có thể nhận thấy con tức giận và bị tổn thương đến mức nào. Mẹ có thể làm gì giúp con bây giờ?” 2. Hãy xoa dịu nỗi tổn thương của trẻ: Hãy gợi cho trẻ nhớ mình cũng có những điểm mạnh. Điều này sẽ giảm bớt những lời trêu ghẹo và giúp trẻ quên đi các câu châm chọc về khiếm khuyết của bản thân. 3. Hãy giúp trẻ có một cái nhìn tích cực hơn về bản thân: Cha mẹ có thể nói với con thế này: “Ba mẹ rất vui vì con không phải là người hay đi trêu ghẹo người khác. Con là người luôn nhìn các bạn không may có khiếm khuyết là người cần giúp đỡ, và con sẽ không làm gì khiến bạn đó cảm thấy buồn khổ”. 4. Khuyến khích trẻ kết bạn tốt: Khuyến khích trẻ tìm chơi với những bạn tử tế hơn để tránh bị trêu ghẹo. 5. Dạy trẻ đối mặt với những lời chọc ghẹo mình: Cha mẹ có thể hỏi con: “Con có nghĩ rằng con có thể giả vờ phớt lờ những lời trêu ghẹo không?” 6. Tận dụng mọi giải pháp: Đừng bỏ qua bất kỳ giải pháp nào nảy ra trong đầu bạn khi trẻ kể rằng chúng bị trêu ghẹo. Nếu thấy giải pháp ấy có thể ứng dụng hiệu quả vào trường hợp khác, hãy tận dụng chúng. 7. Đương đầu với kẻ bắt nạt: Khuyến khích trẻ trực tiếp hỏi kẻ bắt nạt tại sao anh ta lại đưa ra những lời nói hay hành động chọc ghẹo như thế. Thông thường, điều này sẽ làm cho kẻ đó nghĩ lại về lời nói cũng như hành động không hay của mình và sẽ chấm dứt trò này. 8. Giúp trẻ cảm nhận rằng mình luôn được bạn bè và gia đình ủng hộ: Hãy ghi nhớ rằng sự hỗ trợ từ gia đình sẽ giúp chữa lành những tổn thương tinh thần của trẻ. 9. Rèn luyện cho con sự tự tin vào bản thân: Càng tự tin, trẻ càng ít bị tổn thương trước những lời nói hay hành động trêu ghẹo của kẻ khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi con bị trêu chọc Làm gì khi con bị trêu chọc? Hu hu... Bạn Bi nói con là đồ mèo ú xấu xí, con không muốn đến lớp nữa đâu - Bạn đã hơn một lần nghe con mếu máo kể về việc nó bị trêu ghẹo ở trường và chưa biết làm sao để bảo vệ trẻ không bị tổn thương. Hầu như đứa trẻ nào cũng bị trêu chọc ít nhất một lần. Những lời nói không thiện chí này hằn sâu trong trong tâm hồn trẻ khi chúng quá nhạy cảm và chưa tự tin vào bản thân. Dưới đây là những cách bạn có thể giúp trẻ vượt lên sự trêu ghẹo của chúng bạn: 1. Hãy lắng nghe một cách thông cảm: Đừng chối bỏ những gì trẻ kể cho bạn, thay vì thế, hãy lặp lại những điều trẻ vừa kể và tỏ ra thông cảm với chúng. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra đâu là thực chất cảm nhận của mình. Ví dụ: - Mẹ: “Vậy là bạn Ti nói con xấu xí vì con có một cái sẹo trên mặt phải không?” - Con: “Phải mẹ à, và đúng là con có một cái sẹo thật. Con không muốn đi học nữa đâu” - Mẹ: “Bạn Ti nói như vậy thật là không phải. Bạn không có quyền nói với con như thế. Mẹ có thể nhận thấy con tức giận và bị tổn thương đến mức nào. Mẹ có thể làm gì giúp con bây giờ?” 2. Hãy xoa dịu nỗi tổn thương của trẻ: Hãy gợi cho trẻ nhớ mình cũng có những điểm mạnh. Điều này sẽ giảm bớt những lời trêu ghẹo và giúp trẻ quên đi các câu châm chọc về khiếm khuyết của bản thân. 3. Hãy giúp trẻ có một cái nhìn tích cực hơn về bản thân: Cha mẹ có thể nói với con thế này: “Ba mẹ rất vui vì con không phải là người hay đi trêu ghẹo người khác. Con là người luôn nhìn các bạn không may có khiếm khuyết là người cần giúp đỡ, và con sẽ không làm gì khiến bạn đó cảm thấy buồn khổ”. 4. Khuyến khích trẻ kết bạn tốt: Khuyến khích trẻ tìm chơi với những bạn tử tế hơn để tránh bị trêu ghẹo. 5. Dạy trẻ đối mặt với những lời chọc ghẹo mình: Cha mẹ có thể hỏi con: “Con có nghĩ rằng con có thể giả vờ phớt lờ những lời trêu ghẹo không?” 6. Tận dụng mọi giải pháp: Đừng bỏ qua bất kỳ giải pháp nào nảy ra trong đầu bạn khi trẻ kể rằng chúng bị trêu ghẹo. Nếu thấy giải pháp ấy có thể ứng dụng hiệu quả vào trường hợp khác, hãy tận dụng chúng. 7. Đương đầu với kẻ bắt nạt: Khuyến khích trẻ trực tiếp hỏi kẻ bắt nạt tại sao anh ta lại đưa ra những lời nói hay hành động chọc ghẹo như thế. Thông thường, điều này sẽ làm cho kẻ đó nghĩ lại về lời nói cũng như hành động không hay của mình và sẽ chấm dứt trò này. 8. Giúp trẻ cảm nhận rằng mình luôn được bạn bè và gia đình ủng hộ: Hãy ghi nhớ rằng sự hỗ trợ từ gia đình sẽ giúp chữa lành những tổn thương tinh thần của trẻ. 9. Rèn luyện cho con sự tự tin vào bản thân: Càng tự tin, trẻ càng ít bị tổn thương trước những lời nói hay hành động trêu ghẹo của kẻ khác.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trẻ bị trêu chọc mẹo dạy trẻ khi bị trêu chọc phương pháp dạy con khi bị trêu chọc kỹ năng sống kỹ năng mềm nghê thuật sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 774 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 420 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 318 2 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 306 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 289 0 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 255 3 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 236 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 230 0 0 -
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 224 0 0