Thông tin tài liệu:
Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang (VX) do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Triệu chứng của VX ở trẻ em khó chẩn đoán hơn rất nhiều so với người VX ở người lớn. Một số triệu chứng nghi ngờ trẻ VX Đối với bệnh VX cấp tính
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi trẻ bị viêm xoang? Làm gì khi trẻ bị viêm xoang?Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang (VX) do hiện tượngviêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từhọng, mũi, phế quản… đi lên. Triệu chứng của VX ở trẻem khó chẩn đoán hơn rất nhiều so với người VX ởngười lớn.Một số triệu chứng nghi ngờ trẻ VXĐối với bệnh VX cấp tínhTrẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sửchẩn đoán V.A, viêm đường hô hấp trên (viêm họng,mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khibuồn nôn hoặc nôn.Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ béhơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được)mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trôngcó vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.Đối với bệnh VX mạn tínhCác triệu chứng ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu vànghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần chưa được khám bệnh hoặcđiều trị chưa dứt điểm. Bệnh tái phát nhiều lần trong mộtnăm.Khi nghi trẻ bị VX nên làm gì?Khi nghi trẻ bị VX hay nói đúng hơn là thấy cháu nghi mắcbệnh về tai, mũi, họng cần đưa cháu đến khám bác sĩ, tốtnhất là các bác sĩ chuyên khoa tai -mũi - họng để đượckhám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết.Vì người bệnh là trẻ em nên người đưa cháu đi khám bệnhphải hiểu rõ về các biểu hiện bệnh của trẻ như thế nào? Xảyra từ bao giờ? Đã khám ở đâu? Và điều trị những loại thuốcgì? Hỏi bệnh của thầy thuốc giúp một phần đáng kể trongviệc chẩn đoán đúng bệnh. Ngoài các động tác soi đèn đểkhám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnhđể xác định điểm đau, sưng tấy... thì khi cần thiết bác sĩ cóthể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìnđược vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang. Bác sĩcũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ,chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Hoặc người ta có thểchụp cắt lớp vi tính để nắm rõ về tình trạng các xoang củatrẻ và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang.Đây là phương pháp có độ chính xác cao hơn phương phápchụp X-quang thông thường. Tuy nhiên, không phải bất kỳcháu nào nghi VX cũng chụp cắt lớp vi tính! Đa số cáctrường hợp được chỉ định chụp X-quang thông thường cũnggiúp cho thầy thuốc có thêm thông tin cần thiết để chẩnđoán bệnh.VX ở trẻ em có gây biến chứng không?VX ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gâynên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm.Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khóchịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sauthành họng. Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như:viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạonên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trườnghợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu khôngphát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỷ lệ biếnchứng viêm màng não, ápxe não, viêm xương tuy rất thấpnhưng cũng cần được quan tâm đúng mức.Nên làm gì để đề phòng bệnh VX ở trẻ em?VX ở trẻ thường do vi khuẩn gây bệnh cơ hội sau khi hoặctrẻ đang mắc một bệnh khác, vì vậy, để hạn chế trẻ mắcbệnh VX nên quan tâm một số vấn đề sau đây:- Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Việc làm này tuyđơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh vềđường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.- Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đikhám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm,không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như:bệnh VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng... Khi được chỉđịnh điều trị bằng kháng sinh cần dùng đủ ngày và đúngliều.