Làm gì khi trẻ lý sự?
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 138.25 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, nhiều lúc các bậc phụ huynh phải bực mình, khó chịu khi trẻ đáp lại sự sai bảo của người lớn bằng những lời lẽ đôi co, lý sự. “Sao mẹ lại cấm con?” “Lúc nào mẹ cũng cấm con không được nói thế này, thế kia. Nhưng đó là những câu nói mà anh Hai và ba mẹ vẫn thường nói” – bé Bi (năm tuổi) vừa đi vừa dấm dẳng với mẹ. Chị Hải Ly – mẹ của bé Bi (Q.2, TP.HCM) tâm sự: khi nhờ con giúp việc gì,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi trẻ lý sự? Làm gì khi trẻ lý sự? Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, nhiều lúc các bậc phụ huynhphải bực mình, khó chịu khi trẻ đáp lại sự sai bảo của người lớn bằngnhững lời lẽ đôi co, lý sự. “Sao mẹ lại cấm con?” “Lúc nào mẹ cũng cấm con không được nói thế này, thế kia. Nhưngđó là những câu nói mà anh Hai và ba mẹ vẫn thường nói” – bé Bi (nămtuổi) vừa đi vừa dấm dẳng với mẹ. Chị Hải Ly – mẹ của bé Bi (Q.2, TP.HCM) tâm sự: khi nhờ con giúpviệc gì, ngay lập tức bé Bi liền cự nự phản đối: “Sao mẹ cũng có chân, cótay mà mẹ không tự đi lấy?”. Tôi rất giận dữ, nhưng không biết làm sao chocon hiểu nói như thế là xấu, là không ngoan. Lắm lúc, tôi phải đánh vàomông con và mắng: “Con học đâu cách ăn nói hỗn xược như thế!”, thì bé lạiấm ức: “Sao con vẫn thường nghe anh Hai nói vậy, mà mẹ không mắng anhHai, lại đi mắng con”. Chị Hải Ly nhớ lại những lần hai anh em chơi chung với nhau, bé Binhờ anh lấy đồ chơi giùm, hay lấy nước uống, thằng anh ham chơi, bèn đáplại: “Bé Bi cũng có chân, có tay, tự mà đi lấy, đừng có nhờ anh như thế!”.Chị càng bối rối sau những lần bảo con bé ngừng chơi, đi tắm để ăn cơm, béBi lại đôi co: “Sao mẹ không bảo ba và anh Hai đi tắm mà lại bắt con. Ba vàanh Hai đang ngồi chơi kia mà!”. Khi trao đổi với các chuyên viên tư vấn tâm lý trẻ em, chị Hải Ly mớinhận ra rằng, tất cả những hành vi phản ứng của bé Bi là do bắt chước cáchứng xử của người lớn. Tuy nhiên, các câu nói đối đáp của cháu lại áp dụngkhông đúng chỗ. Và điều quan trọng là bé chưa hiểu được như thế là sai, làkhông phù hợp. Hướng dẫn trẻ cách diễn đạt Trẻ em lý sự hay dùng những câu nói đã từng nghe được để thắc mắcvới người lớn là điều rất bình thường, các bậc phụ huynh không nên quá lolắng. Nguyên nhân trẻ đôi co, lý sự với người lớn rất đa dạng, có thể là béđang lo lắng, thắc mắc, băn khoăn về vấn đề nào đó. Hầu hết, ở lứa tuổimầm non, các bé chưa ý thức được việc mình làm. Các hành vi ứng xử củatrẻ chủ yếu đơn thuần là làm theo người khác, bắt chước một cách máy mócvà vận dụng vào các tình huống tương tự. Các bé thường hay quan sát và ghinhận, khi có cơ hội là áp dụng ngay, nhưng lại không hiểu được là có phùhợp hay không. Có bé lý sự với người lớn là do mong muốn được đối xử công bằng.Vì thế, trong những lần bé đôi co do muốn được đối xử như người khác, thìcha mẹ phải khéo léo lý giải để thuyết phục được bé. Chẳng hạn, buổi tốingười lớn muốn bé dừng xem ti vi để đi ngủ, bé sẽ thắc mắc là sao mẹ có thểtiếp tục xem mà lại bắt con đi ngủ? Với những trường hợp như vậy, cần phảigiải thích cụ thể, rõ ràng cho bé hiểu rằng trẻ con thức khuya là không tốtcho sức khỏe. Đi ngủ sớm để ngày mai còn đi học. Đồng thời phải nhắc nhởcon nói như thế là không lễ phép, chưa ngoan. Khi người lớn lý giải đầy đủ,thuyết phục thì trẻ sẽ chấp nhận mà không bị băn khoăn, ấm ức. Khi bé tỵnạnh, người lớn cần phải chỉ rõ cho bé thấy cha mẹ luôn thương các con nhưnhau. Một số bé thường lý sự với cha mẹ là do muốn khẳng định mình đãlớn. Ý thức muốn độc lập, muốn khẳng định mình khiến bé hay vặn vẹongười lớn. Khi trẻ lý sự, người lớn không nên nổi nóng, giận dữ vì điều này chỉlàm cho tình hình xấu đi. Cha mẹ hãy cương quyết: “Con nói (làm) như thếlà không ngoan, con không được như thế… con phải diễn đạt lại như thếnày…” và giải thích cụ thể, rõ ràng cho bé hiểu vì sao phải như thế. Các bậcphụ huynh cần lưu ý, khi trẻ còn thắc mắc, còn băn khoăn thì chúng còn lýsự. Bé đôi co, vặn vẹo không phải là bé hỗn xược, thiếu lễ phép, mà là do békhông biết thể hiện như thế nào để đạt được điều mình muốn nói. Do đó,việc quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái là cha mẹ phải thườngxuyên lắng nghe và hướng dẫn chúng cách trình bày, diễn đạt nguyện vọngmột cách đúng đắn. Trong gia đình, cha mẹ phải đối xử công bằng với các con. Thậm chí,cha mẹ cần khuyến khích trẻ lý sự, đôi co những vấn đề mà trẻ băn khoăn.Thông qua đó, trẻ sẽ hình thành cho mình khả năng tư duy linh hoạt, trau dồingôn ngữ diễn đạt. Người lớn cũng phải khéo léo giúp trẻ kiểm soát hành vicủa mình; không phải lúc nào cũng đôi co, vặn vẹo. Tóm lại, phải dạy trẻbiết nói năng và ứng xử có lễ phép, ngay cả khi lý sự. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi trẻ lý sự? Làm gì khi trẻ lý sự? Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, nhiều lúc các bậc phụ huynhphải bực mình, khó chịu khi trẻ đáp lại sự sai bảo của người lớn bằngnhững lời lẽ đôi co, lý sự. “Sao mẹ lại cấm con?” “Lúc nào mẹ cũng cấm con không được nói thế này, thế kia. Nhưngđó là những câu nói mà anh Hai và ba mẹ vẫn thường nói” – bé Bi (nămtuổi) vừa đi vừa dấm dẳng với mẹ. Chị Hải Ly – mẹ của bé Bi (Q.2, TP.HCM) tâm sự: khi nhờ con giúpviệc gì, ngay lập tức bé Bi liền cự nự phản đối: “Sao mẹ cũng có chân, cótay mà mẹ không tự đi lấy?”. Tôi rất giận dữ, nhưng không biết làm sao chocon hiểu nói như thế là xấu, là không ngoan. Lắm lúc, tôi phải đánh vàomông con và mắng: “Con học đâu cách ăn nói hỗn xược như thế!”, thì bé lạiấm ức: “Sao con vẫn thường nghe anh Hai nói vậy, mà mẹ không mắng anhHai, lại đi mắng con”. Chị Hải Ly nhớ lại những lần hai anh em chơi chung với nhau, bé Binhờ anh lấy đồ chơi giùm, hay lấy nước uống, thằng anh ham chơi, bèn đáplại: “Bé Bi cũng có chân, có tay, tự mà đi lấy, đừng có nhờ anh như thế!”.Chị càng bối rối sau những lần bảo con bé ngừng chơi, đi tắm để ăn cơm, béBi lại đôi co: “Sao mẹ không bảo ba và anh Hai đi tắm mà lại bắt con. Ba vàanh Hai đang ngồi chơi kia mà!”. Khi trao đổi với các chuyên viên tư vấn tâm lý trẻ em, chị Hải Ly mớinhận ra rằng, tất cả những hành vi phản ứng của bé Bi là do bắt chước cáchứng xử của người lớn. Tuy nhiên, các câu nói đối đáp của cháu lại áp dụngkhông đúng chỗ. Và điều quan trọng là bé chưa hiểu được như thế là sai, làkhông phù hợp. Hướng dẫn trẻ cách diễn đạt Trẻ em lý sự hay dùng những câu nói đã từng nghe được để thắc mắcvới người lớn là điều rất bình thường, các bậc phụ huynh không nên quá lolắng. Nguyên nhân trẻ đôi co, lý sự với người lớn rất đa dạng, có thể là béđang lo lắng, thắc mắc, băn khoăn về vấn đề nào đó. Hầu hết, ở lứa tuổimầm non, các bé chưa ý thức được việc mình làm. Các hành vi ứng xử củatrẻ chủ yếu đơn thuần là làm theo người khác, bắt chước một cách máy mócvà vận dụng vào các tình huống tương tự. Các bé thường hay quan sát và ghinhận, khi có cơ hội là áp dụng ngay, nhưng lại không hiểu được là có phùhợp hay không. Có bé lý sự với người lớn là do mong muốn được đối xử công bằng.Vì thế, trong những lần bé đôi co do muốn được đối xử như người khác, thìcha mẹ phải khéo léo lý giải để thuyết phục được bé. Chẳng hạn, buổi tốingười lớn muốn bé dừng xem ti vi để đi ngủ, bé sẽ thắc mắc là sao mẹ có thểtiếp tục xem mà lại bắt con đi ngủ? Với những trường hợp như vậy, cần phảigiải thích cụ thể, rõ ràng cho bé hiểu rằng trẻ con thức khuya là không tốtcho sức khỏe. Đi ngủ sớm để ngày mai còn đi học. Đồng thời phải nhắc nhởcon nói như thế là không lễ phép, chưa ngoan. Khi người lớn lý giải đầy đủ,thuyết phục thì trẻ sẽ chấp nhận mà không bị băn khoăn, ấm ức. Khi bé tỵnạnh, người lớn cần phải chỉ rõ cho bé thấy cha mẹ luôn thương các con nhưnhau. Một số bé thường lý sự với cha mẹ là do muốn khẳng định mình đãlớn. Ý thức muốn độc lập, muốn khẳng định mình khiến bé hay vặn vẹongười lớn. Khi trẻ lý sự, người lớn không nên nổi nóng, giận dữ vì điều này chỉlàm cho tình hình xấu đi. Cha mẹ hãy cương quyết: “Con nói (làm) như thếlà không ngoan, con không được như thế… con phải diễn đạt lại như thếnày…” và giải thích cụ thể, rõ ràng cho bé hiểu vì sao phải như thế. Các bậcphụ huynh cần lưu ý, khi trẻ còn thắc mắc, còn băn khoăn thì chúng còn lýsự. Bé đôi co, vặn vẹo không phải là bé hỗn xược, thiếu lễ phép, mà là do békhông biết thể hiện như thế nào để đạt được điều mình muốn nói. Do đó,việc quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái là cha mẹ phải thườngxuyên lắng nghe và hướng dẫn chúng cách trình bày, diễn đạt nguyện vọngmột cách đúng đắn. Trong gia đình, cha mẹ phải đối xử công bằng với các con. Thậm chí,cha mẹ cần khuyến khích trẻ lý sự, đôi co những vấn đề mà trẻ băn khoăn.Thông qua đó, trẻ sẽ hình thành cho mình khả năng tư duy linh hoạt, trau dồingôn ngữ diễn đạt. Người lớn cũng phải khéo léo giúp trẻ kiểm soát hành vicủa mình; không phải lúc nào cũng đôi co, vặn vẹo. Tóm lại, phải dạy trẻbiết nói năng và ứng xử có lễ phép, ngay cả khi lý sự. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương pháp dạy con kỹ năng trẻ mầm non giáo dục mầm non phương pháp dạy con kỹ năng làm cha mẹGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 905 6 0
-
16 trang 506 3 0
-
2 trang 434 6 0
-
3 trang 398 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 267 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 223 0 0 -
8 trang 199 0 0
-
2 trang 187 0 0
-
8 trang 157 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 147 0 0