Thông tin tài liệu:
Khi vợ chồng gặp bất hoà có thể chỉ do một yêu cầu nào đấy không được đáp ứng hoặc không khắc phục được một thói quen làm cho nhau khó chịu, nó có thể bắt đầu từ một cái rất nhỏ cũng làm rạn nứt tình cảm vợ chồng. Khi đó, người ta thường phản ứng theo một trong ba cách sau: 1. Hy sinh những điều mình thích và làm theo điều mà người kia muốn. 2. Không cần biết người kia nghĩ gì, cứ làm theo cách mình thích. 3. Lờ đi, coi như không có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm lành không khó
Làm lành không khó
Khi vợ chồng gặp bất hoà có thể chỉ do một yêu cầu nào đấy không được đáp ứng
hoặc không khắc phục được một thói quen làm cho nhau khó chịu, nó có thể bắt
đầu từ một cái rất nhỏ cũng làm rạn nứt tình cảm vợ chồng. Khi đó, người
ta thường phản ứng theo một trong ba cách sau:
1. Hy sinh những điều mình thích và làm theo điều mà người kia muốn.
2. Không cần biết người kia nghĩ gì, cứ làm theo cách mình thích.
3. Lờ đi, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Trong thực tế, cả ba cách đó đều không xua tan được bầu không khí bất hoà, có khi
còn đẩy mâu thuẫn đến chỗ gay gắt hơn. Nhà tâm lý học người Mỹ,
Wylliam John cho rằng trong hôn nhân, làm lành là một nghệ thuật mà nếu không
biết, bạn có thể phải chia tay cả với người bạn đời có thể sống hạnh phúc với
mình. Trong bài này chúng tôi giới thiệu những “quy tắc vàng” trong nghệ
thuật làm lành của Wylliam.
Quy tắc thứ nhất: Thương lượng vui vẻ và an toàn.
Đa số mọi người thường coi việc phải làm lành với vợ hay chồng nặng nề như đi
vào phòng tra tấn. Bởi vì những cố gắng của họ thường không đi
đến đâu, sau khi trở ra với những tổn thương về tình cảm. Vì thế
chẳng ai muốn đàm phán làm gì khi nhìn thấy trước chỉ toàn
những đau đớn và thất vọng. Cho nên trước khi bắt đầu đàm phán, bạn phải nắm
chắc quy tắc cơ bản là cả hai cùng vui vẻ. Hãy cất ngay vẻ mặt khó đăm
đăm của bạn đi và hãy nở nụ cười. Sao cho bạn cảm thấy như bạn sắp được
làm cái mà bạn thích, nó có cảm giác thú vị giống như khi ta làm một chuyện đầy
hào hứng trong hôn nhân. Bạn phải tin chắc mình sẽ vui vẻ và an toàn khi
đàm phán. Muốn thế cần tuân thủ 3 điều cơ bản dưới đây:
Hãy cất ngay vẻ mặt khó đăm đăm của bạn đi và hãy nở nụ cười
Thứ nhất: Duy trì sự hào hứng trong suốt quá trình đàm phán, bạn
hãy thẳng thắn thoải mái nêu vấn đề trong tâm trạng vui vẻ. Tất nhiên cuộc
đàm phán có thể mở ra triển vọng làm lành nhưng cũng có thể đi đến bế tắc, do đó
phải lường trước những phản ứng cảm xúc ngược lại. Người bạn đời có thể bắt đầu
cảm thấy lo lắng, cảnh giác về cái gì đó mà bạn sắp nói ra. Nếu thấy
tình hình không sáng sủa, bầu không khí không sẵn sàng, bạn nên
dừng lại. Wylliam thường huấn luyện cho khách hàng cách chuẩn bị tiếp nhận
những ý kiến trái ngược với mình. Bất kể tình huống nào cũng vui
vẻ, ngay cả trong tình huống mà đối phương nói hay làm cái gì đó
xúc phạm đến bạn.
Thứ hai: Đặt yêu cầu an toàn lên trên hết bởi vì mục đích của làm lành là
để cứu vãn hôn nhân, bởi thế không được thô lỗ hay giận dữ trong khi điều
đình dù đối phương tỏ ra thiếu lịch sự hay nóng nảy với bạn. Nếu bạn buột
miệng xúc phạm đối phương một câu là bạn đã rơi vào một trong những
“pha” nguy hiểm của sự điều đình. Khi thấy mình bị xúc phạm và
bạn muốn trả đũa là bản năng tự vệ trong bạn bắt đầu thức dậy, và trừ phi bạn có
một một nỗ lực phi thường để chống lại nó, còn thì bạn sẽ chuyển
cuộc thương lượng thành một cuộc đấu khẩu không đi đến đâu. Lúc này bạn nên
nhớ khẩu hiệu: an toàn là trên hết và không có cách nào thông minh hơn là tuân thủ
điều thứ ba sau đây.
Thứ ba: Nếu bạn thấy cuộc thương lượng như đi vào đường hầm không lối thoát,
nếu một trong hai người chỉ đòi hỏi thô lỗ, hoặc đùng đùng giận dữ,
thì cách hay nhất là rút lui. Bởi vì bạn không thể giải quyết vấn đề
tại một thời điểm bất lợi như thế không có nghĩa rằng bạn sẽ không tìm
thấy một cơ hội khác trong tương lai. Hãy chịu đựng “chiến tranh lạnh”
thêm một thời gian, và bạn sẽ ngạc nhiên về cơ hội làm lành khác mà bạn có thể
nghĩ ra. “Rút lui” không chỉ có nghĩa là đi chỗ khác mà là chuyển đề tài tới cái
gì đó thú vị hơn và đợi thời cơ khác. Bạn phải từ bỏ cách cư xử cứng nhắc,
như kiểu đã định hôm nay nói là phải nói hết, muốn ra sao thì ra.
Đó là cách phá huỷ hôn nhân chứ không phải cứu vãn nó.
Quy tắc thứ hai: Tìm ra cái mà đối phương quan tâm .
Sau khi bạn đã dựa vào quy tắc cơ bản là bảo đảm an toàn và thảo luận thú
vị, bạn hãy sẵn sàng để điều đình. Nhưng phải bắt đầu từ đâu ?
Trước hết bạn phải đi từ vấn đề mà đối phương quan tâm. Không ít đôi hoàn toàn
không hiểu nguyên nhân chính của sự xung đột và cũng không biết đối phương
quan tâm tới cái gì. Có khi chính họ cũng không biết thật ra mình
muốn gì ? Wylliam thường giúp đỡ các đôi làm sáng tỏ những vấn đề riêng
tư của mỗi người khiến họ sửng sốt khi mọi cái hoá ra rất đơn giản. “Tưởng
gì, hoá ra có thế mà cứ cãi nhau mãi”. Có người thốt lên như
vậy. Và chỉ khi họ hiểu những vấn đề của nhau, hiểu quan điểm của người kia, họ
mới nhận ra mâu th ...