Danh mục

Lạm phát tiền tệ hay lạm phát giá cả

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 51.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta đều biết rằng, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó tới tổng thể, thì cần giả định các nhân tố khác không đổi
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lạm phát tiền tệ hay lạm phát giá cảLẠM PHÁT TIỀN TỆ HAY LẠM PHÁT GIÁ CẢ? (Vnbourse) Tạp chí Kinh tế và Dự báo số tháng 11 năm 2005 có đăng kiến giải của tác giả Nguyễn Xuân Kinh qua bài viết “Lạm phát tiền tệ hay lạm phát giá cả?”. Theo đó (quan điểmcủa tác giả Xuân Kinh), cả về mặt học thuật cũng như thực tế, trước nay, vẫncòn 3 sai lầm trong nhận thức và vận hành chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiềmchế lạm phát. Dưới đây, Trưởng ban biên tập Vnbourse xin có một vài ý kiếntrao đổi với ông Nguyễn Xuân Kinh xung quanh 3 “sai lầm” mà ông đã chỉ ra vàmột số vấn đề khác có liên quan.Ngay ở những lời dẫn giải, ông Xuân Kinh cho rằng: “Các nước cũng có hoàn cảnh bịcúm gia cầm như ta, lại tiêu thụ xăng nhiều hơn như Trung Quốc (chiếm 7,2% mứctiêu thụ xăng của thế giới) nhưng chỉ số giá cả cũng chỉ có 2,5%”. Đọc đến đây, erằng người viết đã quá chủ quan khi áp nguyên lý kinh tế học vào thực tế.Chúng ta đều biết rằng, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó tới tổngthể, thì cần giả định các nhân tố khác không đổi. Nhưng, trong một nền kinh tế hiệnthực, sự vận động của nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, và mỗi nhân tố lạichịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác; chưa kể trong trường hợp này, có đến ...hai “nền kinh tế hiện thực” (Việt Nam và Trung Quốc) với nhiều nét rất khác nhau.Đó là logic cho thực tế rằng: dù các tri thức được trang bị là tương tự nhau, nhưng vẫncó nền kinh tế phát triển, đang phát triển, hay kém phát triển - tuỳ thuộc vào sự vậndụng linh hoạt của nhà quản lý (chủ quan) và các đặc điểm riêng biệt có tính ổn địnhcủa tự thân nền kinh tế đó (khách quan).Vậy nên, chỉ số giá cả của Việt Nam cũng như Trung Quốc không chỉ phụ thuộc vàohậu quả của dịch cúm gia cầm và “nhu cầu tiêu thụ xăng” như ông Xuân Kinh đã nêu.Bản thân “nhu cầu tiêu thụ xăng” chưa chắc đã là nguyên nhân rõ ràng tác động tớimức giá cả chung, vì cần phải đặt nó trong tương quan với nguồn cung ứng và phânphối. Bên cạnh đó, hai nhân tố này có tác động tới “lạm phát giá cả” (chữ dùng của tácgiả Xuân Kinh) của hai nước với cùng tỉ tệ hay không, cũng là điều mà tác giả chưalàm rõ.Nhưng tác giả Xuân Kinh không cho rằng có lạm phát giá cả, mà chỉ có lạm phát tiềntệ. Ông viết: “Thấy rõ sai lầm không thể bào chữa (?) của trường phái lạm phát giácả, chúng ta cần loại bỏ ngay chỉ số giá đồng nhất tăng giá với lạm phát (9,4% năm2004) bằng cách các nước đã làm là loại bỏ giá dầu lửa và giá các nông sản nhạy cảmvới thiên tai ra khỏi chỉ số giá để chỉ số giá phản ánh chính xác hơn mức độ lạm pháttiền tệ.” Hãy cùng xem xét những “sai lầm không thể bào chữa” ấy.1. “Sai lầm cho rằng có cả lạm phát vàng”(?)Theo chúng tôi, sai lầm nằm ngay ở quan niệm của tác giả khi cố gán cái vai tròphương tiện lưu thông với tư cách tiền tệ cho vàng. Ông Kinh viết rằng: “Với địnhnghĩa “lạm phát biểu hiện mức giá cả chung tăng lên”, trường phái “lạm phát giá cả”đã suy luận ra là có cả lạm phát vàng khi giá cả chung tăng lên trong một quốc gia đangtiêu tiền vàng”; và ông không thừa nhận có lạm phát vàng.Nếu phải đặt nghi vấn, thì ông Xuân Kinh sẽ trả lời sao khi được hỏi: “Còn bao nhiêuquốc gia trên thế giới hiện nay tiêu tiền vàng?”. Cần nhìn nhận vàng trong giai đoạnhiện nay với nhiều phương diện. Đương nhiên, như vai trò ngàn xưa của nó, vàng làmột thứ đồ trang sức, nên nó là hàng hoá, và chịu tác động của quy luật cung cầu. Đólà chưa nói đến nhu cầu sử dụng vàng với tư cách là một thứ nguyên liệu đầu vàothiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp. Khi đó, sẽ dễ chịu hơn để chấp nhận, vàngcũng có thể có tác động vào mức giá cả chung, hay thường gọi là lạm phát.Dưới góc độ tiền tệ, vàng ngày nay là phương tiện dự trữ, nằm trong các kho vàngcủa các ngân hàng trung ương. Trên thị trường ngoại hối, vàng vẫn được giao dịchnhư khi người ta giao dịch các loại ngoại tệ, bởi ngoại hối là khái niệm mà nội hàmcủa nó bao gồm cả ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, kim loại quý (cóvàng), đá quý. Như vậy, nếu theo quan điểm hiện đại, vàng cũng là tiền, và lạm phátvàng không còn là nỗi lo của riêng “trường phái lạm phát giá cả” nữa, vì nó đang nằmtrong giới hạn của lạm phát tiền tệ.Từ giác độ dân sinh, nên nhìn nhận vàng như một loại tài sản dự trữ thì phù hợp hơn.Thời gian gần đây, vàng liên tục tăng giá đến mức chóng mặt, hiển nhiên, người nắmgiữ vàng sẽ có lợi. Điều này cũng không nằm ngoài quy luật về lạm phát: sự phânphối lại giữa người nắm hàng và người nắm tiền, mà theo đó, người nắm hàng trongtay sẽ có lợi hơn.2- “Sai lầm khi suy luận ra loại lạm phát cầu kéo”(?)Chúng tôi không được rõ, liệu tác giả cho là cách suy luận ra loại lạm phát cầu kéo làsai lầm, hay quan điểm cho rằng có lạm phát cầu kéo cũng là sai lầm(?).Tác giả Xuân Kinh cho rằng: “Tổng cung < tổng cầu là hiện tượng mất cân đối vềkinh tế, nhưng Samuelson lại nhầm lẫn với hiện tượng tiền tệ: cung tiền tệ > cầutiền tệ dẫn ...

Tài liệu được xem nhiều: