Danh mục

Lạm phát trong kinh tế học - Phần 1

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 71.50 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lạm phát trong kinh tế học - Phần 1Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nềnkinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức muacủa đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệcủa một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thìngười ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốcgia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trongphạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là mộtchủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảmphát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi làsự ổn định giá cả.Đo lườngLạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượnglớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệuđược thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chíkinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợpvới nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trung bình của một tậphợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đốivới mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thểhiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại sovới mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như làphép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số nàyphụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụthuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến củachỉ số lạm phát bao gồm: • Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là sự thiên lệch trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi sự ngang giá sức mua để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung). • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi người tiêu dùng thông thường một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra). • Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI ngày mai dựa trên lạm phát PPI ngày hôm nay, mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ. • Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. • Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. • Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành ...

Tài liệu được xem nhiều: