Danh mục

Làm sao để bé nghe lời

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.72 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Những cách dưới đây sẽ giúp bé nghe lời răm rắp mà bạn không cần phải mất công quát mắng. Cha mẹ nên biết rằng cách mình giao tiếp với con cũng chính là cách bé dùng để giao tiếp với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy bé nghe lời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm sao để bé nghe lời Làm sao để bé nghe lờiMột trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Nhữngcách dưới đây sẽ giúp bé nghe lời răm rắp mà bạn không cần phải mất công quátmắng.Cha mẹ nên biết rằng cách mình giao tiếp với con cũng chính là cách bé dùng để giao tiếpvới người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy bé nghe lời.1. Hiểu tâm lý con là cách để bé nghe lờiĐe dọa và giận dữ từ mẹ chỉ đẩy bé vào thế phòng thủ. Vì vậy khi muốn con làm mộtviệc gì đó, thay vì hét lên: Con phải dọn gọn chỗ đồ chơi này vào ngay cho mẹ, thì haynói: Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra. Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việckhác phải làm.Một lời khuyên hữu ích nữa là cha mẹ đừng bao giờ đặt ra những câu hỏi mà bé có thể trảlời bằng không, ví dụ: Con có nhặt quyển sách lên không?, mà hãy nói: Con nhặtquyển sách lên giúp mẹ nhé.2. Quy định những thói quenThay vì cứ đến bữa bạn lại phải hò hét ầm nhà để gọi con ngồi vào bàn ăn hay mỗi tốitrước khi đi ngủ bạn phải dùng đủ mọi cách từ nịnh nọt đến dọa nạt để con đi đánhrăng thì hãy tạo ra những thói quen. Và một cách đơn giản để những thói quen ấy trởthành thói quen thật sự thì mẹ hãy cùng bé đọc to những việc cần làm, ví dụ: Phải rửatay trước khi ăn, Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, Khi ăn phải ngồi ngay ngắn trênghế...3. Hãy cho bé sự lựa chọnCuối tuần, bé rất thích đi chơi công viên nhưng bạn lại không thể đưa con đi. Thay vì cứkhăng khăng Con không được đi công viên thì hoặc là giải thích lý do hôm nay conkhông thể đi được, hoặc là đưa cho bé sự chọn lựa: Con không thể đi công viên nhưngcon có thể được sang nhà bạn Bin chơi hoặc đọc cuốn truyện tranh mà con yêu thích.4. Kết thúc tranh cãiKhi bé nhà bạn bướng bỉnh, cứ khăng khăng không muốn làm theo ý mẹ và đưa ra nhữnglý lẽ của riêng mình thì bạn hãy kết thúc tranh cãi bằng cách nói kiên định: Mẹ sẽ khôngthay đổi quyết định của mình đâu. Đến nước này, bé nghe lời mẹ tuy hơi có chút ấm ức.Khi mọi cảm xúc được lắng xuống, mẹ hãy lựa thời điểm để giải thích cho bé hiểu vì saomẹ làm thế.5. Những kiểu nói dễ được bé chấp nhậnKhi nào... thì: “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc“Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là côngviệc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì...: Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị,mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”.Thông báo trước: Thay vì đột ngột bắt con phải dừng chơi gì đó, hãy thử nói: “Sắp đếngiờ về rồi. Con chuẩn bị bye-bye các bạn nhé”.Hãy gọi tên bé: Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên con; chẳng hạn: “Nhím, lấy giúp mẹquyển sách”.6. Nguyên tắc từng câu mộtĐừng yêu cầu bé làm quá nhiều việc cùng một lúc vì mẹ càng dông dài, bé càng có xuhướng giả điếc. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con vàmuốn bé nghe lời.Để bé chắc chắn hơn, cha mẹ nên để bé nhắc lại yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắcđược tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.7. Bắt đầu chỉ thị của bạn với mẹ muốnThay vì Bỏ con dao xuống, hãy nói Mẹ muốn con bỏ dao xuống. Thay vì: Hãy choSam mượn đồ chơi, bạn nói: Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi. Điều này hợp vớitâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.8. Hướng dẫn bé cách giải quyếtThay vì: Đừng để bóng giữa nhà, bạn có thể thử: Sam, con tìm chỗ cất quả bóng nàycho gọn. Để bé tìm giải pháp cho một vấn đề thì tốt hơn vì nó là bài học tư duy lâu dàicho bé.9. Nói đi – nói lạiCác bé tuổi mẫu giáo cần được nhắc nhở hàng nghìn lần cho cùng một việc. Bé dưới 2tuổi gặp khó khăn khi ghi nhớ yêu cầu của mẹ. Hầu hết những bé từ 3 tuổi đều tiếp thu tốtnhững gì bạn đề nghị nhưng bạn vẫn cần nhắc nhở bé.10. Phản ứng đối lậpNếu bé nhà bạn cáu kỉnh, càng hét to lên thì bạn càng cần phải trả lời nhẹ nhàng hơn.Đừng bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực của con. Khi tâm trạng của bé không được tốt, bạncó thể nhẹ nhàng: Mẹ hiểu... hoặc Mẹ giúp được gì cho con?. Một thái độ mềm mỏngcủa mẹ sẽ làm bé dịu cơn nóng nảy và biết nghe lời mẹ hơn. ...

Tài liệu được xem nhiều: