Làm sao để trẻ không bỏ nhà đi?
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 111.93 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Con trai tôi 2 tuổi rưỡi. Mỗi khi bị đánh, mắng, cháu đều nói: "Con đi đây" hoặc phăm phăm đi luôn ra khỏi nhà. Tôi không hiểu tại sao cháu lại có biểu hiện như thế? (Diệu Thúy) Liệu có vấn đề gì khi nuôi dạy cháu? Liệu biểu hiện này có tái lặp ở tuổi trưởng thành không? Làm thế nào để khống chế và làm mất hành động này của cháu? Trả lời: Hành vi của trẻ dưới 3 tuổi thường chưa mang tính chủ đích, tự giác. Đó thường là những hành vi tập nhiễm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm sao để trẻ không bỏ nhà đi? Làm sao để trẻ không bỏ nhà đi? Con trai tôi 2 tuổi rưỡi. Mỗi khi bị đánh, mắng, cháu đều nói: Con đi đây hoặc phăm phăm đi luôn ra khỏi nhà. Tôi không hiểu tại sao cháu lại có biểu hiện như thế? (Diệu Thúy) Liệu có vấn đề gì khi nuôi dạy cháu? Liệu biểu hiện này có tái lặp ở tuổi trưởng thành không? Làm thế nào để khống chế và làm mất hành động này của cháu? Trả lời: Hành vi của trẻ dưới 3 tuổi thường chưa mang tính chủ đích, tự giác. Đó thường là những hành vi tập nhiễm từ môi trường xung quanh. Rất có thể bé của chị đã nghe thấy lời đe dọa của người lớn về việc nếu trẻ không ngoan thì sẽ cho ra khỏi nhà hay mẹ sẽ không nuôi, không yêu nữa hoặc sẽ bị mẹ mìn bắt... hoặc bé nghe các câu chuyện kể hay những gì bị người lớn dọa. Bé của chị khá nhạy cảm và như một phản xạ, bé thấy mình không ngoan và nghĩ như thế sẽ không được yêu thương nữa nên phản ứng mạnh để mong bố mẹ nghĩ lại. Nếu để hành vi này tiếp diễn thì nó có thể thành hiện thực khi trẻ lớn lên. Vậy bạn nên làm gì? Thứ nhất, bố mẹ không đẩy trẻ vào tình huống dẫn đến hành động này, tức đừng quá nặng lời với trẻ. Vì bé nhạy cảm nên một sự tổn thương nhỏ cũng tác động rất lớn. Bạn nên nhẹ nhàng khuyên bảo và không quá áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình trong phán xét trẻ. Thứ hai, các bạn hãy tạo môi trường yêu thương, gần gũi, an toàn cho bé hơn nữa. Phải làm cho bé cảm nhận rằng ở bên cạnh những người yêu thương, bé sẽ được bảo vệ và che chở, chỉ trong môi trường gia đình bé mới được thoải mái, dễ chịu nhất. Thứ ba, người lớn luôn phải biết kiềm chế hành vi và lời nói của mình, đừng tỏ tâm trạng hay hành động theo kiểu giận cá chém thớt… Khi con lớn hơn chút nữa, chị có thể sẽ giải thích rõ thêm cho bé về hành vi này có nên không và sự nguy hiểm cũng như bất hạnh của những người sống không nhà, không gia đình là như thế nào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm sao để trẻ không bỏ nhà đi? Làm sao để trẻ không bỏ nhà đi? Con trai tôi 2 tuổi rưỡi. Mỗi khi bị đánh, mắng, cháu đều nói: Con đi đây hoặc phăm phăm đi luôn ra khỏi nhà. Tôi không hiểu tại sao cháu lại có biểu hiện như thế? (Diệu Thúy) Liệu có vấn đề gì khi nuôi dạy cháu? Liệu biểu hiện này có tái lặp ở tuổi trưởng thành không? Làm thế nào để khống chế và làm mất hành động này của cháu? Trả lời: Hành vi của trẻ dưới 3 tuổi thường chưa mang tính chủ đích, tự giác. Đó thường là những hành vi tập nhiễm từ môi trường xung quanh. Rất có thể bé của chị đã nghe thấy lời đe dọa của người lớn về việc nếu trẻ không ngoan thì sẽ cho ra khỏi nhà hay mẹ sẽ không nuôi, không yêu nữa hoặc sẽ bị mẹ mìn bắt... hoặc bé nghe các câu chuyện kể hay những gì bị người lớn dọa. Bé của chị khá nhạy cảm và như một phản xạ, bé thấy mình không ngoan và nghĩ như thế sẽ không được yêu thương nữa nên phản ứng mạnh để mong bố mẹ nghĩ lại. Nếu để hành vi này tiếp diễn thì nó có thể thành hiện thực khi trẻ lớn lên. Vậy bạn nên làm gì? Thứ nhất, bố mẹ không đẩy trẻ vào tình huống dẫn đến hành động này, tức đừng quá nặng lời với trẻ. Vì bé nhạy cảm nên một sự tổn thương nhỏ cũng tác động rất lớn. Bạn nên nhẹ nhàng khuyên bảo và không quá áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình trong phán xét trẻ. Thứ hai, các bạn hãy tạo môi trường yêu thương, gần gũi, an toàn cho bé hơn nữa. Phải làm cho bé cảm nhận rằng ở bên cạnh những người yêu thương, bé sẽ được bảo vệ và che chở, chỉ trong môi trường gia đình bé mới được thoải mái, dễ chịu nhất. Thứ ba, người lớn luôn phải biết kiềm chế hành vi và lời nói của mình, đừng tỏ tâm trạng hay hành động theo kiểu giận cá chém thớt… Khi con lớn hơn chút nữa, chị có thể sẽ giải thích rõ thêm cho bé về hành vi này có nên không và sự nguy hiểm cũng như bất hạnh của những người sống không nhà, không gia đình là như thế nào.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tâm lý của trẻ cách dạy trẻ kỹ năng dạy trẻ kỹ năng sống nghệ thuật dạy con cáiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 318 2 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 256 3 0 -
9 Lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates - Phần 1
134 trang 196 1 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 185 0 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 166 0 0 -
Dạy trẻ kỹ năng sống - 5 nguyên tắc giao tiếp cần dạy cho trẻ
5 trang 150 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 120 0 0 -
25 Kỹ năng cơ bản về soft skills
3 trang 117 0 0 -
5 trang 110 1 0
-
Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
6 trang 108 0 0