Danh mục

LÀM SAO ĐỂ XIN THÔI VIỆC

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.03 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

LÀM SAO ĐỂ XIN THÔI VIỆC Ngày đầu tiên đến công sở, môi trường, công việc mới, rất nhiều người đã hân hoan và quyết tâm cố gắng phấn đấu. Những ngày đầu đi làm như tuần trăng mật của tình yêu giữa bạn với công ty, những ngày ngọt vào và đầy hạnh phúc. Nhưng rồi thời gian, nhiều biến cố, những vấn đề trong cuộc sống, môi trường doanh nghiệp ... đã làm mối tình này sứt mẻ, trong tình huống luật hôn nhân, gia đình có thể lựa chọn việc chia tay hoặc hàn gắn mối quan hệ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÀM SAO ĐỂ XIN THÔI VIỆC LÀM SAO ĐỂ XIN THÔI VIỆC Ngày đầu tiên đến công sở, môi trường, công việc mới, rất nhiều người đã hân hoan và quyết tâm cố gắng phấn đấu. Những ngày đầu đi làm như tuần trăng mật của tình yêu giữa bạn với công ty, những ngày ngọt vào và đầy hạnh phúc. Nhưng rồi thời gian, nhiều biến cố, những vấn đề trong cuộc sống, môi trường doanh nghiệp ... đã làm mối tình này sứt mẻ, trong tình huống luật hôn nhân, gia đình có thể lựa chọn việc chia tay hoặc hàn gắn mối quan hệ. Cuộc sống bây giờ nhiều cuộc tình chóng đổ vỡ, nhiều mối quan hệ dễ tan biến vì tiền, vì địa vị. Những cuộc tình giữa người lao động và doanh nghiệp cũng luôn trong tình trạng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt và chia tay với nhau là lẽ tất yếu. Nhưng chia tay như thế nào để cả hai cùng thoải mái, hạnh phúc và tôn trọng nhau là vấn đề bài viết sẽ đề cập. Một lá đơn xin việc, mọi chuyện không đơn giản chỉ là tờ giấy Một ngày đến văn phòng, người điều hành nhận được một lá đơn xin nghỉ việc của nhân viên chắc hẳn ai cũng ngỡ ngàng. Nhiều doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ, lương bổng rất tốt nhưng nhân viên vẫn quyết dứt áo ra đi. Họ băn khoăn không hiểu được mình đã sai ở chỗ nào? Các chuyên gia HRM thường coi trọng việc giữ người lao động bằng mọi phương thức, họ thường mang các lý thuyết ra áp đặt cho người lao động mà không quan tâm đến những nhu cầu thật sự của họ. Con người không phải bộ máy, tâm sinh lý của họ thường ít khi đồng thuận hoặc theo một quy luật. Nhân viên càng có trình độ cao (CEO,CFO..) thì việc quản lý và duy trì càng trở lên khó khăn. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu nguồn nhân lực được mở rộng, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để kiếm được những người có năng lực, trình độ để bổ sung vào nguồn nhân lực của mình. Làm sao giữ được nhân sự là bài toán đau đầu với doanh nghiệp, nhưng ngược lại đứng trên góc độ người lao động, việc họ từ bỏ một doanh nghiệp để tới một doanh nghiệp mới sẽ đem lại cho họ thu nhập, địa vị và các thử thách mới. Trong một số cuộc điều tra các nhân viên văn phòng các tiêu chí Thu nhập Môi trường làm việc Sự nhàm chán là những tiêu chí được lựa chọn nhiều nhất để trở thành nguyên nhân khi mọi người rời bỏ công việc hiện tại. Và họ tìm đến những bến đợi mới để tiếp tục sự nghiệp có được những sự đãi ngộ, đối xử tốt hơn với doanh nghiệp cũ, đặc biệt là các nhân sự cao cấp thường chú trọng tới các cơ hội trong tương lai của doanh nghiệp mới. Rời công ty với tâm lý thoải mái Một lá đơn xin thôi việc sẽ là nơi bạn chia sẻ, bày tỏ những quan điểm và những lý do để bạn rời bỏ vị trí và công ty. Thông thường các lá đơn nghỉ việc chỉ mang tính hình thức và khách sáo, người viết viện ra hàng ngàn lý do cá nhân, về gia đình, thậm chí chỉ trích doanh nghiệp để lấy lý do nghỉ việc. Làm như vậy mối quan hệ giữa hai bên chỉ càng thêm rạn nứt và doanh nghiệp sẽ có ấn tượng không tốt về bạn. Nếu bạn sẵn sàng làm với họ như vậy chắc chắn bạn có thể tiếp tục với các doanh nghiệp khác, không ai muốn tuyển một nhân viên có cách hành xử như vậy. Trong thư xin nghỉ việc bạn nên trình bày những thành công và thất bại của mình tại doanh nghiệp trên mọi góc độ công việc và tình cảm quan hệ. Thành thật với bản thân mình, bạn có thể cho doanh nghiệp thấy bạn luôn gắn bó với họ trong cả quá trình làm việc, dù bạn có điểm tốt hay điểm xấu nhưng bạn luôn nhìn nhận nó đúng đắn. Thay vì chỉ trích các mối quan hệ của doanh nghiệp, bạn nên có những đánh giá khách quan về doanh nghiệp và vị trí của mình làm việc hãy chỉ cho doanh nghiệp thấy những điểm mạnh, điểm yếu của họ và cách họ đối xử với bạn. Nếu có điều kiện, bạn có thể đưa ra những ý kiến của mình để giúp họ có thể hiểu được những lý do mà bạn muốn ra đi (Chính sách lương, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến ...) ai cũng muốn được tôn trọng và giúp đỡ. Hãy thay đổi tư duy của cả chính bạn và của doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ có cơ hội tiếp tục khẳng định mình trong công ty mới. Nghỉ việc nhưng không phải chấm dứt mối quan hệ Rất nhiều nhân viên dù không còn làm việc cho doanh nghiệp nhưng vẫn giữ các mối quan hệ với đồng nghiệp, ban lãnh đạo của công ty, thậm chí họ vẫn tham gia các hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài thảo luận tại chủ đề sự cố thẻ tín dụng ACB của Dr.Vương. Tôi có đưa ra hình ảnh một nhân viên cũ của FPT. Tôi thật sự bất ngờ vì cách anh ấy chăm sóc tôi như một nhân viên của FPT thật sự. Trong một lần vô tình hỏi về giá cước, anh ấy mới cho tôi biết mình không còn làm ở FPT sau khi chúng tôi quen nhau. Trong 6 tháng đó, mỗi khi tôi cần bạn ấy vẫn luôn luôn giải đáp và không bao giờ có một lời than phiền với tôi về FPT. Nghỉ việc tại một doanh nghiệp để tới doanh nghiệp khác, bạn vẫn có thể gặp lại doanh nghiệp cũ trên cương vị đối tác, đối thủ cạnh tranh, khách hàng ...Vậy những mối quan hệ cũ của bạn sẽ giúp bạn có được những cơ hội trong công việc mới. Người quản lý của doanh nghiệp cũng sẽ rất vui khi có được một nhân viên vẫn có mối quan hệ tốt với doanh ...

Tài liệu được xem nhiều: