Danh mục

Làm thế nào để giúp học sinh trung học trở thành người đọc tiếng Anh có chiến lược

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.89 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay, khả năng sử dụng tiếng Anh đã và đang trở thành một yêu cầu nghề nghiệp quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh của học sinh trung học nhìn chung lại chưa cao. Một trong số những nguyên nhân của tình trạng trên là do học sinh thiếu các chiến lược đọc tiếng Anh hiệu quả (Nguyen & Crabe, 1999). Do đó, hướng dẫn học sinh đọc một cách có chiến lược là một giải pháp hợp lý để nâng cao trình độ đọc hiểu của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để giúp học sinh trung học trở thành người đọc tiếng Anh có chiến lược Năm học 2009 – 2010 LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌC SINH TRUNG HỌC TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐỌC TIẾNG ANH CÓ CHIẾN LƯỢC Đỗ Thị Phương Tâm (SV năm 4, Khoa Tiếng Anh) GVHD: TS. Nguyễn Thanh Tùng1. Mở đầu Trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay, khả năng sử dụngtiếng Anh đã và đang trở thành một yêu cầu nghề nghiệp quan trọng trong nhiềulĩnh vực. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh của học sinh trung học nhìn chung lạichưa cao. Một trong số những nguyên nhân của tình trạng trên là do học sinhthiếu các chiến lược đọc tiếng Anh hiệu quả (Nguyen & Crabe, 1999). Do đó,hướng dẫn học sinh đọc một cách có chiến lược là một giải pháp hợp lý để nângcao trình độ đọc hiểu của học sinh. Trong phạm vi của nghiên cứu này, người thực hiện nghiên cứu chỉ chútrọng vào chiến lược đọc lướt (skimming) và đọc quét (scanning) – hai chiếnlược đọc được đánh giá là quan trọng nhất đối với người học ngoại ngữ(Brown,…).2. Mục đích nghiên cứu Nhằm kiểm chứng tác dụng của việc hướng dẫn đọc lướt và đọc quét trongviệc nâng cao trình độ đọc hiểu cũng như thái độ của học sinh, hai câu hỏi nghiêncứu được đặt ra: (1) Việc dạy các chiến lược đọc một cách tường minh có ảnh hưởng thế nàođối với khả năng đọc hiểu của học sinh? (2) Đâu là những tác dụng, cả tích cực lẫn tiêu cực (nếu có), của việc dạycác chiến lược đọc một cách tường minh đối với thái độ của học sinh? Với mục tiêu tìm hiểu các giá trị sư phạm của việc truyền thụ cách tườngminh các chiến lược đọc, nghiên cứu này được thực hiện với hy vọng đóng gópvào quá trình đổi mới cách thức dạy đọc tiếng Anh hiện tại ở các trường phổthông, nhằm giúp học sinh đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả hơn.3. Cơ sở lý thuyết Theo Trabasso & Bouchard, chiến lược đọc hiểu là một tiến trình cụ thểđược trau dồi nhằm củng cố quá trình đọc một cách chủ động, hiệu quả, tự giácvà có mục đích. Như vậy, các chiến lược đọc có hai đặc trưng chính: (1) có thểđược học hỏi trau dồi một cách tường minh; và (2) giúp giải quyết những vấn đề 215Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKHgặp phải trong quá trình đọc [6]. Do đó, khả năng đọc hiểu một cách có chiếnlược liên hệ chặt chẽ với vai trò chủ động của người đọc. Vai trò chủ động nàycũng chính là cốt lõi của mô hình đọc “từ trên xuống” (top-down readingmodels). Theo mô hình đọc này, trước hết người đọc đặt giả thuyết về nội dung củabài sắp đọc. Khi đọc, họ chỉ lướt qua bài đọc thật nhanh nhằm thu nhận đủ căn cứđể khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết ban đầu. Để làm được điều đó, người đọcphải áp dụng được hiệu quả các chiến lược đọc để hạn chế tối thiểu việc tập trungquá mức vào các tiểu tiết. Nói tóm lại, quá trình đọc là một quá trình tư duy tíchcực và chủ động, nhấn mạnh vai trò của người đọc và các chiến lược đọc đắcdụng hơn là việc tập trung giải mã từng chi tiết trong bài đọc [6]. Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu này chỉ chú trọng vào hai chiến lược đọc:đọc lướt và đọc quét. Đọc lướt là quá trình đọc với tốc độ cao giúp người đọcnắm bắt được ý chính, bố cục hoặc dụng ý của toàn bài. Đọc quét cũng được tiếnhành với tốc độ cao, song với mục tiêu xác định vị trí của những thông tin cụ thểtrước khi đọc kỹ hơn. Để có thể hướng dẫn học sinh áp dụng thành công các chiến lược đọc, giáoviên cần nắm vững và tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Trước hết, cácchiến lược đọc phải được trình bày và minh họa một cách tường minh và cụ thểđể học sinh có thể tiếp thu dễ dàng. Bên cạnh đó, để củng cố vai trò chủ động củahọc sinh trong quá trình đọc hiểu, giáo viên cần tổ chức thảo luận không nhữngvề nội dung bài đọc mà còn về cách thức tiếp cận và xử lý nội dung đó. Cuốicùng, công tác hướng dẫn của người giáo viên phải hướng đến mục đích cuốicùng là giúp học sinh biết áp dụng và kết hợp các chiến lược đọc một cách phùhợp, linh động và tự giác. Như vậy, sau khi đã giải thích và minh họa cặn kẽ các chiến lược đọc, giáoviên phải tạo điều kiện để học sinh áp dụng các chiến lược đó vào quá trình đọchiểu các bài đọc cụ thể và tổ chức thảo luận về cách thức áp dụng các chiến lượcmột cách hiệu quả. Tiến trình hướng dẫn này được lặp lại suốt thời gian học tập,nhưng những chỉ dẫn và giải thích cặn kẽ của giáo viên dần dần được rút lại đểtạo điều kiện cho học sinh tự đọc hiểu một cách có chiến lược.4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, người thực hiện nghiêncứu đã tiến hành một nghiên cứu bán thực nghiệm trên 39 học sinh của một lớpkhối 10, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Trước tiên, người thực hiện216 N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: