Thông tin tài liệu:
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em gây khó chịu cho trẻ, trẻ bị đầy bụng, kém ăn, đau hậu môn khi đi cầu, đau bụng, nứt rách hậu môn. Nếu táo bón kéo dài thường gây chán ăn, chậm lớn, chướng bụng và có thể bán tắc ruột.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để giúp trẻ không bị táo bón? Làm thế nào để giúp trẻ không bị táo bón? Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em gây khó chịu cho trẻ, trẻ bị đầy bụng, kém ăn, đau hậu môn khi đi cầu, đau bụng, nứt rách hậu môn. Nếu táo bón kéo dài thường gây chán ăn, chậm lớn, chướng bụng và có thể bán tắc ruột.Hàng ngày các bà mẹ nên quan tâm theo dõi khi trẻ đi cầu.Ở trẻ nhỏ bú mẹ nếu trẻ đi cầu dưới 2 lần trong một ngàyvà ở trẻ nuôi bằng sữa công thức và ăn dặm đi cầu dưới 3lần trong một tuần, phân rắn, khi đi cầu trẻ phải rặn, là trẻđã bị táo bón. Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vàituần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũngcó thể bị táo bón kéo dài lâu hơn đến vài tháng.Trường hợp táo bón bắt đầu sớm ngay từ sau khi sinh hoặcmuộn hơn và kéo dài trên vài tuần hoặc vài tháng thườngđược gọi là táo bón mãn tính. Theo thống kê, chỉ có một tỷlệ rất nhỏ trẻ bị táo bón kéo dài mạn tính là do bệnh lý đạitrực tràng (khoảng 5%), còn lại đa số trẻ (trên 90%) bị táobón cơ năng thường liên quan tới chế độ ăn không cân đối,rối loạn yếu tố tâm lý như sợ và nhịn đi cầu, đau, nứt hậumôn khi đi đại tiện mà không bị tổn thương thần kinh hoặcđại trực tràng.Trẻ bú mẹ ít khi bị táo bón vì trong sữa mẹ có nhiều loạichất xơ prebiotics kích thích sự phát triển vượt trội của cácvi khuẩn có lợi đường ruột giúp chống nhiễm khuẩn vàchống táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp tăng nhu độngruột giúp tăng số lần đi ngoài. Trẻ ăn sữa bò đơn thuầnhoặc sữa công thức thường hay bị táo bón, có phân rắn vàthối. Khi đi ngoài trẻ phải rặn và 1 đến 2 ngày mới đi mộtlần. Từ những hiểu biết về prebiotics ở sữa mẹ, việc bổxung các prebiotics vào sữa công thức đã được chứng minhgiúp trẻ không bị táo bón. Các prebiotics được bổ xungthường là các đường đơn chuỗi ngắn nhưFructoseoligosaccharid (FOS) hoặc galactoseoligosaccharid(GOS).Trong khi GOS có nguồn gốc từ động vật, FOS có thể đượcđược chiết xuất từ hoa quả, rau tươi. Khi trẻ bắt đầu ăndặm, cần cho trẻ ăn một chế độ ăn đầy đủ cân đối các chấtdinh dưỡng, các vitamin, và chất xơ. Trẻ ăn quá nhiều tinhbột, chất đạm, ít rau quả và chất xơ thường là nguyên nhângây táo bón.Khi thấy trẻ bị táo bón, các bà mẹ nên làm gì?Trước hết cần xem lại chế độ ăn cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ,cần xem xét loại sữa ngoài trẻ đang dùng. Trẻ bú mẹthường ít bị táo bón nên khi trẻ bị bón, cần xem xét chế độăn của mẹ có hợp lí hay không. Nếu trẻ bú bình, cần nghiêncứu xem loại sữa đó có được bổ sung chất xơ prebioticshay không. Ở trẻ lớn hơn, cần xem xét chế độ ăn của trẻ đãcân đối và có rau quả tươi chưa?Trẻ cần uống đầy đủ nước hàng ngày đặc biệt là tạo tậpquán đi ngoài đều đặn hàng ngày cho trẻ ngay từ nhỏ giúptrẻ có được thói quen đi cầu đúng giờ. Phản xạ mót đi cầusẽ bị yếu đi khi trẻ sợ hoặc nhịn đi cầu vì sợ đau, sợ bẩn,lâu dần khi trực tràng ngày càng giãn to không còn nhậycảm với sự có mặt của phân ở trực tràng. Khi đó sẽ hoàntoàn không còn mót ỉa, phân ứ đọng lâu quá to và rặn gâykhó ỉa, són phân và rách hậu môn càng làm trẻ táo bón trầmtrọng hơn.Đối với trẻ sau khi đã kiểm tra những yếu tố trên và khắcphục, nếu trẻ không đỡ, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám cácbác sỹ chuyên khoa tiêu hóa trẻ em để phát hiện kịp thờinhững bệnh lí toàn thân và điều trị.